ADN cổ xưa nhất từng được phát hiện thuộc về một con ma mút

Một nghiên cứu hóa thạch đã tiết lộ bộ gene lâu đời nhất thế giới, được lấy ra từ răng của loài voi ma mút vốn bị chôn vùi trong lớp băng vĩnh cửu ở Siberia trong hơn 1 triệu năm.

Các nhà nghiên cứu thu thập được 3 mẫu răng, một trong số đó có niên đại vào khoảng 800.000 năm và hai chiếc còn lại hơn 1 triệu năm tuổi. Những chiếc răng đã hé lộ thông tin quan trọng về loài động vật có vú khổng lồ, sống ở Kỷ Băng Hà: loài voi ma mút lông cừu.

Bộ gene mới phát hiện đã phá kỷ lục mẫu ADN lâu đời nhất từng được phát hiện. Vị trí này vốn thuộc về ADN của một con ngựa có niên đại từ 560.000 đến 780.000 năm.

Love Dalén, giáo sư di truyền học tiến hóa tại Trung tâm Di truyền học Cổ ở Stockholm, Thụy Điển và là tác giả chính của nghiên cứu được công bố trên Nature, cho biết: “Chuỗi ADN này rất cổ xưa, các mẫu vật lâu đời gấp hàng nghìn lần so với di vật của người Viking, và thậm chí trước cả sự tồn tại của con người”.

Hóa thạch voi ma mút ban đầu được phát hiện vào những năm 1970 ở Siberia và được lưu giữ tại Viện Hàn lâm Khoa học Nga ở Moscow.


Love Dalén (trái) và một mẫu vật ngà voi ma mút, thu được trên đảo Wrange, Bắc Băng Dương. (Ảnh: The Guardian)

Các nhà nghiên cứu đã xác định niên đại của chúng bằng phương pháp địa chất, tức so sánh với các loài khác cùng được tìm thấy trong lớp trầm tích như loài gặm nhấm nhỏ, những sinh vật duy nhất tồn tại trong cùng thời gian.

Kết quả cho thấy hai trong số các mẫu vật là voi ma mút thảo nguyên cổ đại hơn 1 triệu năm tuổi. Mẫu vật “nhỏ tuổi” nhất còn lại là của một con voi ma mút lông cừu, có thể là đại diện sớm nhất từng được tìm thấy của voi ma mút lông cừu.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng trích xuất dữ liệu di truyền từ các mẫu bột răng voi ma mút. Mặc dù đã bị phân hủy thành các mảnh rất nhỏ, các nhà khoa học vẫn có thể giải mã trình tự gen từ hàng chục triệu cặp bazơ, tạo thành chuỗi ADN hoàn chỉnh và ước tính tuổi qua thông tin di truyền.

Nhóm nghiên cứu công bố con voi ma mút già nhất tên Krestovka, khoảng 1,65 triệu năm tuổi, con thứ hai là Adycha, khoảng 1,34 triệu năm tuổi và con nhỏ nhất là Chukochya, 870.000 năm tuổi.

Nghiên cứu phát hiện ra voi ma mút Krestovka đại diện cho một dòng gene di truyền chưa từng được công bố. Các nhà khoa học dự đoán gene của Krestovka tách ra từ những con voi ma mút khác từ 2 triệu năm trước, và là tổ tiên của những loài vật ở Bắc Mỹ ngày nay.

Cập nhật: 19/02/2021 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video