Tìm hiểu về tục tắm lá mùi chiều 30 Tết

Tắm tất niên là gì?

Những người vừa ăn no không nên tắm lá mùi già, vì làm mạch máu căng lên, dễ dẫn đến thiếu máu ở khoang bụng, tim, tiêu hóa kém, chóng mặt.

Tục tắm nước là mùi già là gì?

Cây mùi không chỉ là gia vị trong món ăn hay một vị thuốc mà còn mang ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tâm linh của người Việt. Trong rất nhiều phong tục của người Việt mỗi dịp Tết Nguyên đán về thì tắm nước cây mùi già ngày tất niên là một trong những nét đẹp văn hóa vẫn được nhiều gia đình duy trì cho đến tận ngày nay.

“Tục tẩy trần đêm tất niên” (tắm nước lá mùi già) được hầu hết người Việt áp dụng từ xa xưa đến nay, từ đời này qua đời khác. Theo đó, những bậc cao niên, ông bà trong gia đình thường nhắc con cháu mua lá mùi già về nấu nước để tắm vào ngày 29 hay 30 tháng Chạp.

Theo quan niệm dân gian, tắm nước lá mùi già sẽ giúp xua đi những điều không may mắn của năm cũ, giúp cơ thể sạch sẽ, sảng khoái để sẵn sàng đón một năm mới tốt đẹp và vui vẻ hơn. Có nơi gọi việc tắm nước lá mùi già vào ngày 30 Tết là “Tục tẩy trần đêm tất niên”.

Lợi ích của lá mùi già

Rau mùi trong thành phần cũng cung cấp nhiều vitamin như vitamin B6, B12, A, C và các khoáng chất: thiamine, riboflavin, niacin, axit pantothenic, folate, cholin, sắt, ma giê… chứa các hợp chất thiết yếu khác như carbohydrate, protein và chất béo.

Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh các công dụng của rau mùi đối với sức khỏe.

Theo lương y Ngô Đức Phương (Viện Thuốc nam), trong đông y, rau mùi có vị cay, tính ấm, không độc, có tác dụng tiêu thực, thông đại tiểu tiện, chống mệt mỏi, tác dụng lưu thông khí huyết, giải tỏa căng thẳng thần kinh phục hồi sức khỏe, giúp cơ thể lưu giữ hương thơm, sạch sẽ.

Việc tắm nước lá mùi già còn rất có lợi cho sức khỏe. Cụ thể, rau mùi giúp điều trị chứng trầm cảm, căng thẳng, đau đầu, đồng thời có công dụng giảm đau và chữa cảm mạo rất tốt.

Do đó, việc tắm nước đun từ hạt hoặc lá mùi già có tác dụng làm cho da sạch. Mỗi khi tắm bằng lá mùi hay hạt mùi, cơ thể nóng và toát mồ hôi sau khi tắm nên da được sạch hơn, giúp tiêu diệt vi khuẩn, phần nào cũng có tác dụng phòng chống các bệnh truyền nhiễm.


Tắm nước lá mùi già được người Việt áp dụng từ nhiều đời nay.

Ngoài ra, dân gian vẫn thường sử dụng thân cây mùi già và một số lá thảo mộc khác hay được lấy để nấu nước tắm cho người bị sởi, khiến chúng mọc nhanh hơn để trị sởi.

Đồng thời, hương của lá cây mùi có vị cay, ấm, có tác dụng lưu thông khí huyết, giải tỏa căng thẳng thần kinh, phục hồi sức khỏe. Theo nhiều nghiên cứu, loại cây này còn có tính sát khuẩn, kháng khuẩn tốt. Tinh dầu rau mùi chứa chất chống oxy hóa cao, có thể giảm viêm da, chống viêm nhiễm…

Ngoài ra, lương y Ngô Đức Phương cũng nhấn mạnh mỗi dịp cuối năm, người dân lại dùng cây mùi già tươi (hoặc khô) nấu nước xông nhà và tắm, rửa mặt nhằm xua đuổi những điều không may của năm cũ, đón năm mới nhiều may mắn.

Để có nồi nước mùi già, các bà nội trợ cần chuẩn bị sẵn hai bó là mùi già, gừng, muối. Tiếp theo, rửa sạch lá mùi và gừng, đập dập gừng (không nên băm nhỏ mà chỉ nên đập dập), đổ nước và đun sôi. Sau khi nước sôi, chắt nước lá mùi đã đun ra chậu, thêm một chút muối, hòa loãng với nước ấm và đem sử dụng.

Vào những ngày cuối năm, bên cạnh nồi bánh chưng thơm lừng, chậu nước lá mùi cũng là mùi hương không thể thiếu.

Nhiều bạn trẻ còn vui đùa rằng khi mẹ quên mua lá mùi để tắm thì đồng nghĩa với việc Tết còn rất xa. Dù là ở miền quê hay thành thị thì vào dịp Tết, người Việt cũng không quên tắm lá mùi như một cách làm trôi sạch đi những thứ tanh tao của năm cũ, chỉ giữ lại cảm giác thanh sạch, sảng khoái đón năm mới về.

Ngoài việc dùng để tắm, nhiều người còn nấu nước lá mùi ngày tất niên để xông nhà, cầu mong tài lộc cho năm mới.

  • Tuy nhiên, không phải ai cũng được tắm loại nước có mùi thơm rất đặc trưng này. Theo đó, những người đang mắc bệnh liên quan đến da như viêm da cơ địa, da trầy xước, bong tróc da, nhiễm trùng da… không nên tắm các loại nước lá nói chung và lá mùi nói riêng.
  • Với những người vừa ăn no cũng không nên tắm lá mùi già, vì làm mạch máu căng lên, dễ dẫn đến thiếu máu ở khoang bụng, tim, dẫn đến tiêu hóa kém, chóng mặt, tim đập nhanh.


Những người mắc bệnh về da thì không nên tắm lá mùi già.

  • Không nên tắm cho những trẻ đã mắc bệnh sởi hay thủy đậu khi đang bị sốt, ủ bệnh sởi hay khi trẻ đã mọc ban và thậm chí là ngay khi sởi vừa bay. Bởi việc làm này vô tình sẽ khiến trẻ mắc thêm bệnh dị ứng.
  • Đặc biệt các bà nội trợ cũng lưu ý việc sử dụng hạt hoặc lá mùi để tắm cho trẻ bị sởi cần được hết sức thận trọng vì một số trẻ cơ địa nhạy cảm, việc làm này vô tình sẽ khiến trẻ mắc thêm bệnh dị ứng.
  • Không nên sử dụng nước lá rau mùi già để tắm cho trẻ sơ sinh.

Những điều lưu ý khi tắm lá mùi già

Theo khuyến cáo các bác sĩ Đông y Trước khi tắm lá mùi hay bất cứ loại lá nào, cần tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn.

Cây mùi được chọn để nấu nước tắm phải là loại mùi già đã trổ hoa, kết trái, thân cây đã chuyển từ màu xanh sang nâu tía và khi đun lên, cho mùi thơm ngan ngát, cay cay, rất riêng biệt.

Không nên tắm nước lá mùi quá đặc và có thể pha loãng chúng ra bằng cách hòa thêm nước nóng lạnh để tắm được thoải mái hơn.

Trước khi sử dụng lá mùi già tắm chúng ta cần rửa sạch lá đun sôi để tránh nhiễm khuẩn.

Nên rửa lá mùi sạch trước khi nấu nước tắm để loại bỏ các tạp chất, các vi khuẩn thường bám trong lá mùi.

Trước khi tắm nên thử trước trên da tay để chắc chắn da của bạn không bị kích ứng bởi nước tắm lá mùi và sẽ gây hại cho da.

Chúng ta cũng nên pha loãng nước lá mùi trước khi tắm, để ở nhiệt độ ấm vừa phải không nên tắm nước quá sôi có thể gây bỏng. Đặc biệt lưu ý, hạn chế dùng rau mùi cho các bệnh nhân bị hen phế quản hoặc viêm phổi mãn tính vì mùi hương của rau mùi có thể gây các phản ứng kích ứng, dị ứng đường thở.

Cập nhật: 09/02/2024 Tổng Hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video