Nếu bạn đang tìm kiếm những phương thức giảm nguy cơ mắc bệnh tim, thì có lẽ bạn nên bắt đầu với chế độ ăn từ hải sản đặc trưng tại Nhật Bản. Theo một nghiên cứu mới, thói quen ăn cá hồi, cá mòi, cá hồi và các loại cá khác đã giúp người Nhật Bản tránh được chứng bệnh tắc nghẽn động mạch vành bất chấp các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch khác.
Nghiên cứu sẽ được công bố trên số ra ngày 5 tháng 8 trên tờ American College of Cardiology (JACC). Nghiên cứu cho rằng hiệu quả bảo vệ là do axit béo omega-3 có rất nhiều trong cá dầu. Trong nghiên cứu quốc tế đầu tiên cùng lĩnh vực, các nhà khoa học phát hiện so với những người đàn ông da trắng tuổi trung niên hay người Mỹ gốc Nhật Bản sống tại Hoa Kỳ, đàn ông Nhật Bản sống tại Nhật Bản có tỉ lệ axit béo omega-3 trong máu cao gấp đôi. Một phát hiện độc lập khác cũng được công bố về mối liên hệ giữa các nhóm người nói trên và tỉ lệ mắc chứng xơ vữa động mạch.
Akira Sekikawa – tiến sĩ kiêm trợ lý giáo sư dịch tễ học tại đại học Pittsburgh – cùng với một phó giáo sư phụ tá thuộc đại học Shiga khoa Y học, Otsu, Nhật Bản cho biết: “Tỉ lệ tử vong do bệnh tim tại Nhật Bản thường thấp đáng ngờ. Nghiên cứu của chúng tôi cho rằng tỉ lệ mắc bệnh tim vành thấp ở người Nhật Bản sống tại Nhật Bản có thể do thói quen ăn nhiều cá trong suốt cả cuộc đời của họ”.
Người Nhật Bản trung bình ăn khoảng 3 aoxơ cá (khoảng 85 gam) mỗi ngày trong khi người Mỹ chỉ ăn cá khoảng 2 lần một tuần. Các nghiên cứu về dinh dưỡng cho thấy người Nhật Bản ăn vào axit omega-3 có trong cá trung bình 1,3 gam một ngày, còn người Mỹ chỉ ăn khoảng 0,2 gam một ngày. Các nghiên cứu trước đó do nhóm của tiến sĩ Sekikawa thực hiện cho thấy đàn ông Nhật Bản có lượng cholesterol tích tụ trong động mạch ít hơn đáng kể khi so với đàn ông da trắng sống tại Hoa Kỳ cho dù họ có lượng cholesterol trong máu cũng như huyết áp tương đương, hay tỉ lệ mắc tiểu đường, hay tỉ lệ hút thuốc lá cao. Tuy nhiên người ta vẫn chưa biết rõ liệu đàn ông Nhật bản có được các gen mạnh bảo vệ hay không, hay là do chế độ ăn nhiều cá hoặc các nhân tố khác.
Để trả lời câu hỏi đó nghiên cứu ERA JUMP (Electron-Beam Tomography, Khảo sát nhân tố nguy cơ ở đàn ông Nhật Bản và Hoa Kì tại Birth Cohort giai đoạn sau Thế chiến thứ hai) gồm 868 đàn ông được lựa chọn ngẫu nhiên từ 40 đến 49 tuổi. Trong số này, 281 người là đàn ông Nhật Bản sinh sống tại Kusatsu, Shiga (Nhật Bản); 306 là người da trắng thuộc hạt Allegheny, bang Pennsylvania; và 281 người là thế hệ thứ 3 và thứ tư của người Mỹ gốc Nhật Bản tại Honolulu, bang Hawai.
Tất cả những người tham gia đều được kiểm tra thể chất, hoàn thành bảng câu hỏi về lối sống và được xét nghiệm máu theo tiêu chuẩn để đánh giá tình trạng tim mạch. Các xét nghiệm tiến hành trong phòng thí nghiệm cũng đồng thời xác định tỉ lệ axit béo trong máu và lượng axit omega-3 có trong cá (đặc biệt là các axit eicosapentaenoic, docosahexaenoic và docosapentaenoic).
Ngoài ra các nhà khoa học còn sử dụng 2 kỹ thuật để xác định nồng độ cholesterol kết lại trong động mạch. Trong xét nghiệm đầu tiên, sóng siêu âm đo độ dày thành động mạch cảnh ở cổ. Xét nghiệm này được gọi là xét nghiệm đo độ dày trung bình màng trong mạch (intimal-medial thickness - IMT). Trong xét nghiệm thứ hai, máy chụp cắt lớp tia electron đo cặn canxi hay cholesterol bị cứng trong động mành vành của tim. Xét nghiệm này có tên canxi hóa động mạch vành (intimal-medial thickness – CAC). Cả hai xét nghiệm đều có thể nhận diện những người có nguy cơ mắc bệnh tim cao.
Tiến sĩ Sekikawa cùng cộng sự nhận thấy tỉ lệ tổng axit béo tương đương ở cả 3 nhóm người tham gia, nhưng phần trăm axit béo omega-3 có từ cá cao gấp 2 lần ở đàn ông Nhật Bản sống tại Nhật Bản (9,2%) khi so sánh với đàn ông da trắng (3,9%) và người Hoa Kỳ gốc Nhật Bản sống tại Hoa Kỳ (4,8%).
Các nhà nghiên cứu phát hiện tỉ lệ mắc chứng xơ vữa động mạch tương tự ở người Hoa Kỳ gốc Nhật Bản và đàn ông da trắng nhưng lại thấp hơn người Nhật Bản sống tại Nhật Bản. IMT trung bình là 37 µm ở người Nhật Bản thấp hơn người da trắng sau khi nhân tố liên quan đến tuổi tác cũng như nguy cơ mắc bệnh tim mạch đã được tính đến. Trong khi sự khác biệt về nguy cơ đối với tỉ lệ trung bình điều chỉnh nguy cơ ở người Nhận Bản và người da trắng tiến hành xét nghiệm CAC là 11%. Cả hai khoảng cách biệt đều có ý nghĩa lớn, những sẽ không có ý nghĩa đáng kể về mặt thống kê nếu sự khác biệt trong tỉ lệ axit béo omega-3 được xem xét.
Theo một nghiên cứu mới, thói quen ăn cá hồi, cá mòi, cá hồi và các loại cá khác đã giúp người Nhật Bản tránh được chứng bệnh tắc nghẽn động mạch vành bất chấp các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch khác. (Ảnh: iStockphoto/Arne Trautmann) |
Đối với đàn ông Nhật Bản sống ở Nhật Bản, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy giá trị IMT giảm xuống khi tỉ lệ axit béo omega-3 tăng lên – đây là mối liên hệ ngược có ý nghĩa đáng kể về mặt thống kê. Mối liên hệ giữa tỉ lệ axit béo omega-3 và IMT rất có ý nghĩa sau khi điều chỉnh các nhân tố nguy cơ gây bệnh tim mạch thông thường. Ở đàn ông Nhật Bản, CAC cũng giảm khi tỉ lệ axit béo omega-3 tăng lên nhưng mối liên hệ giữa 2 yếu tố này không có đáng kể về mặt thống kê.
Người ta chưa phát hiện được mối liên hệ ngược đáng kể giữa tỉ lệ axit béo omega-3 và chứng xơ vữa động mạch ở người da trắng hay người Mỹ gốc Nhật Bản một khi đã tính đến các nhân tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Tiến sĩ Sekikawa cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi chứng minh rõ ràng người da trắng và người Mỹ gốc Nhật có nguy cơ mắc xơ vữa động mạch tương đương nhau, và cao hơn nhiều người Nhật Bản sống tại Nhật Bản. Điều này cho thấy tỉ lệ tử vong cực thấp do bệnh tim mạch gây ra ở người Nhật sống tại Nhật Bản không phải do nhân tố di truyền quyết định”.
Theo William S. Harris – nhà khoa học giàu kinh nghiệm đồng thời là giám đốc Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng và trao đổi chất tại đại học South Dakota, Sioux Falls, t ầm quan trọng của axit béo omega-3 trong cá nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch đã được nhấn mạnh trong nghiên cứu tại nhiều vùng văn hóa khác nhau. Tiến sĩ Harris nói: “đàn ông Nhật Bản tại Nhật Bản có tiểu sử với nguy cơ mắc tim mạch cũng cao hoặc thậm chí cao hơn người Mỹ nhưng họ lại ít mắc bênh hơn. Tại sao có thể như thế được”. Harris không tham gia vào nghiên cứu ERA JUMP. Ông thêm rằng: “Điều thực sự khiến người Nhật Bản khác với người Mỹ chính là tỉ lệ axit béo omega-3 trong máu cao gấp đôi khi họ sống ở Nhật Bản so với khi họ sống ở phương tây”.
Thông điệp thu được từ nghiên cứu rất quan trọng này là: Nhân tố nguy cơ thông thường dẫn đến tích tụ các mảng bám làm tắc nghẽn động mạch chỉ xảy ra khi chế độ ăn cơ bản, và có lẽ là chế độ ăn được duy trì cả đời, thiếu axit béo omega-3. Tăng lượng omega-3 ăn vào cơ thể sẽ khiến tỉ lệ mắc bệnh tim ở phương Tây giảm xuống mức gần hơn với người Nhật Bản. "Trong khi chúng ta cần phải ăn vào một lượng lớn omega-3 từ khi sinh ra (trái ngược hoàn toàn với việc uống dầu cá) để đạt được mục tiêu, tiến sĩ Sekikawa cùng các cộng sự của ông đã kể cho chúng ta nghe một câu chuyện thuyết phục mà chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện tốt”. Nghiên cứu bổ sung vừa mới nhận được hỗ trợ và sẽ kiểm nghiệm mối liên hệ giữa axit béo omega-3 và tiến triển của chứng xơ vữa động mạch vành ở người da trắng, người Mỹ gốc Nhật và người Nhật Bản sống tại quê hương.
Tham khảo
Sekikawa et al. Marine-Derived n-3 Fatty Acids and Atherosclerosis in Japanese, Japanese-American, and White Men: A Cross-Sectional Study. J Am Coll Cardiol, 2008 52: 417-424 DOI: 10.1016/j.jacc.2008.03.047