Ăn cay có thật sự gây loét dạ dày?

Nhiều người cho rằng thức ăn cay nóng là thủ phạm gây ra loét dạ dày. Các chuyên gia y tế cho rằng điều này không chính xác.

Theo trang MU Health Care, đồ ăn cay bị đổ lỗi là thủ phạm gây ra loét dạ dày. Những người bị đau dạ dày thường được khuyên nên hạn chế ăn đồ cay nóng. Tuy nhiên, vào những năm 1980, lý thuyết đó đã bị bác bỏ, tương tự quan niệm cho rằng stress gây loét dạ dày.

Bác sĩ Matthew Bechtold, chuyên gia tiêu hóa tại MU Health Care, cho biết nguyên nhân chính gây loét dạ dày là một loại vi khuẩn có tên Helicobacter pylori (H. pylori) và thuốc kháng viêm không steroid (NSAID).

Thức ăn cay có liên quan loét dạ dày


Thức ăn cay có thể gây kích ứng vết loét dạ dày vốn có và làm trầm trọng tình trạng bệnh. (Ảnh: quizly.com).

Hiệp hội Tiêu hóa Mỹ (ACG) cũng nhấn mạnh rằng đồ ăn cay không gây loét dạ dày. Tuy nhiên, họ lưu ý rằng một số loại thực phẩm nhất định có thể gây kích ứng cho vết loét đã có sẵn, theo Medical News Today.

Mặc dù quan niệm sai lầm về nguyên nhân gây loét dạ dày đã được bác bỏ hơn 30 năm trước, bác sĩ Bechtold cho biết cho đến ngày nay nhiều bệnh nhân vẫn không biết rằng đồ ăn cay không gây hại.

Ông ấy nói: "Họ có xu hướng đổ lỗi cho đồ ăn cay vì những vấn đề của họ".

Một nghiên cứu về capsaicin - thành phần tạo ra vị cay trong ớt - thậm chí cho thấy nó có thể có lợi cho dạ dày. Bác sĩ Bechtold nói: "Capsaicin thực sự kích thích dạ dày sản sinh ra các cơ chế bảo vệ chống lại loét".

Ông cũng chia sẻ thêm rằng không có bằng chứng nào cho thấy đồ ăn cay gây hại cho các vết loét đã hình thành. Tuy nhiên, nếu đồ ăn cay khiến bạn khó chịu ở vùng bụng, hãy giảm độ cay trong chế độ ăn uống của bạn.

Nguyên nhân gây loét dạ dày

Vi khuẩn H. pylori lây lan qua thực phẩm và nước bị nhiễm bẩn hoặc do điều kiện vệ sinh kém. Nó có thể gây loét dạ dày bằng cách phát triển trong lớp niêm mạc dạ dày, gây viêm và khiến lớp lót dạ dày và đường ruột dễ bị tổn thương bởi axit dạ dày hơn.

Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) có thể dẫn đến loét dạ dày bao gồm các thuốc giảm đau không kê đơn phổ biến như aspirin, ibuprofen và naproxen. Chúng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và có thể can thiệp với các chất hóa học giúp điều chỉnh lớp màng bảo vệ.

Loét dạ dày do NSAID gây ra có thể được ngăn ngừa bằng cách giảm hoặc ngừng sử dụng thuốc. Bác sĩ cũng có thể kê toa một loại thuốc uống hàng ngày, chẳng hạn như Prilosec, Pepcid hoặc Cytotec.

Bác sĩ Bechtold khuyên: "Nếu ăn một loại thức ăn nhất định, bất kể cay hay không, gây ra chứng khó tiêu, bạn nên tránh loại thức ăn đó".

Những người có các triệu chứng bao gồm đau dạ dày dữ dội, sốt, phân có máu, buồn nôn và nôn mửa cần đến kiểm tra về tình trạng loét dạ dày.

Cập nhật: 22/05/2024 ZNews
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video