An hưởng tuổi già với robot giúp việc

Không chỉ những người trẻ mới sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại, trong 1-2 thập niên nữa, những người về hưu sẽ trở nên quen thuộc với một công nghệ rất quan trọng trong cuộc sống của họ, đó là những robot giúp việc.

Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, dân số trên 65 tuổi của toàn thế giới trong giai đoạn 2010-2050 sẽ tăng 181%, so với chỉ 33% ở nhóm đối tượng từ 15-65 tuổi. Điều đó cho thấy các thiết bị tự động hóa hỗ trợ người già đang và sẽ là thị trường béo bở của các công ty chế tạo robot. Liên đoàn Robot Quốc tế (IFR) cho biết thị trường này đang tăng trưởng rất nhanh, với 3 triệu robot giúp việc nhà đã được bán ra trong năm 2012 (tăng 20% so với năm trước) và dự báo con số này sẽ tăng là 15 triệu trong giai đoạn 2013-2016.

Với tiêu chí an toàn, thông minh và đa năng, các chuyên gia chế tạo robot đã tung ra nhiều sản phẩm hỗ trợ người già rất hữu ích.

GiraffPlus giúp chăm sóc người cao tuổi từ xa

Đây là một phần trong dự án nghiên cứu do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ, hướng tới mục tiêu theo dõi sức khỏe và hoạt động của những người lớn tuổi ngay tại nhà họ. Robot GiraffPlus, do Đại học Orebro (Thụy Điển) phát triển, là một cỗ máy gắn nhiều camera, di chuyển trên các bánh xe và kết nối với máy tính, điện thoại di động của người dùng qua mạng không dây Wi-Fi. GiraffPlus được điều khiển qua mạng Internet, cho phép người thân và bác sĩ trông coi người lớn tuổi hoặc trò chuyện với họ từ xa.

Care-o-bot 3 phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người già

Trong khi GiraffPlus chủ yếu tập trung vào sự tương tác, những robot dịch vụ hoàn toàn tự động lại có thể đảm trách những nhiệm vụ tương đối phức tạp. Đơn cử, robot Care-o-bot 3 đang được thử nghiệm là thế hệ robot thông minh đóng vai trò như một quản gia của người già. Nó có khả năng cung cấp nhiều dịch vụ, từ mang vác đồ dùng, mở cửa, đến giám sát chủ nhân và đề xuất họ thực hiện một số việc có lợi sức khỏe, như tập thể dục hoặc uống nước thường xuyên.

Sản phẩm do Đại học Hertfordshire (Anh) phát triển có thể tương tác với người dùng qua một máy tính bảng, cho phép họ nhìn vào “mắt” của robot và đưa ra hướng dẫn, hoặc đọc các đề xuất của nó. Ngoài ra, robot còn biết biểu hiện tình cảm, chẳng hạn như một gương mặt buồn khi người dùng phớt lờ những nhắc nhở của nó. Care-o-bot 3 dự kiến có mặt trên thị trường trong vòng 3 năm tới.

Paro – “bạn tâm giao” dễ thương của người lớn tuổi

Một số nhà dưỡng lão ở Nhật Bản, châu Âu và Mỹ hiện đang cung cấp cho cư dân của mình những con robot hải cẩu tên là Paro để bầu bạn. Paro được phát triển bởi công ty AIST của Nhật với mục đích là an ủi và cải thiện đời sống tinh thần của những người lớn tuổi cô đơn. Nó phát ra tiếng kêu khe khẽ khi nhận được cử chỉ vuốt ve của chủ nhân và khi nghe gọi tên mình, thậm chí biết khóc khi bị đánh rơi hoặc bị chủ nhân bỏ lơ.

Bên cạnh những robot có khả năng trực tiếp tương tác với người già, nhiều robot hỗ trợ làm việc nhà cũng dần lộ diện. Chẳng hạn robot Roomba của hãng iRobot (Mỹ) với chức năng tự động phát hiện và lau dọn bụi rác hoặc nước, bảo đảm môi trường sống của người già luôn sạch sẽ và an toàn. Hay robot Yujin của một công ty Hàn Quốc có thể tự định vị nơi ở của chủ nhân và bưng thức ăn đến cho họ. Ngoài ra, nhiều công ty cũng đang phát triển những robot làm những công việc đặc thù như giặt ủi, rửa chén thậm chí tắm cho người già. Nếu thành công, thế giới robot hứa hẹn sẽ giúp người cao tuổi trong tương lai có thể sống độc lập, không cần người thân trực tiếp chăm sóc hoặc phải vào nhà dưỡng lão.

Theo Báo Cần Thơ, Technologyreview, CNN, Robohub
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video