Ăn nấm có thể giúp giảm nguy cơ trầm cảm ở người?

Nấm đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng không chỉ làm giảm nguy cơ ung thư và tử vong sớm mà theo nghiên cứu mới do Đại học Y Penn State công bố còn tiết lộ, nấm còn có lợi cho sức khỏe tâm thần.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Y Penn State đã sử dụng dữ liệu về chế độ ăn uống và sức khỏe tâm thần được thu thập từ hơn 24.000 người trưởng thành ở Mỹ từ năm 2005 đến năm 2016. Họ phát hiện ra rằng những người ăn nấm có tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm thấp hơn.


Những người ăn nấm có tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm thấp hơn.

Theo các nhà nghiên cứu, nấm có chứa ergothioneine, một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ chống lại tổn thương tế bào và mô trong cơ thể. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa một số bệnh tâm thần, chẳng hạn như tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực và trầm cảm.

Trưởng nhóm nghiên cứu Djibril Ba đồng thời là tiến sĩ dịch tễ học tại Đại học Y Penn State cho biết: “Nấm là nguồn cung cấp axit amin ergothioneine cao nhất, một chất chống viêm mà con người không thể tổng hợp được. Việc nạp vào cơ thể mức độ cao chất này sẽ giúp làm giảm nguy cơ bị stress và giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm”.

Nấm mỡ trắng là loại nấm được tiêu thụ phổ biến nhất ở Mỹ. Chúng chứa kali, một chất có tác dụng giảm lo lắng. Ngoài ra một số loài nấm khác, đặc biệt là Hericium erinaceus hay Lion’s Mane có thể giúp kích thích thần kinh, ngăn ngừa các rối loạn tâm thần bao gồm cả trầm cảm.

Theo các nhà nghiên cứu, phụ nữ da trắng không phải gốc Tây Ban Nha có trình độ đại học thường ăn nấm nhiều hơn. Độ tuổi trung bình của những người tham gia khảo sát là 45 và phần lớn (66%) là người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha.

Các nhà điều tra đã quan sát thấy mối liên hệ đáng kể giữa việc ăn nấm và tỷ lệ trầm cảm thấp hơn sau khi tính đến nhân khẩu học xã hội, các yếu tố nguy cơ chính, một số bệnh tự báo cáo, thuốc men và các yếu tố khác trong chế độ ăn uống.

Joshua Muscat, một nhà nghiên cứu của Viện Ung thư Bang Penn và là giáo sư khoa học sức khỏe cộng đồng cho biết: “Nghiên cứu bổ sung vào danh sách ngày càng nhiều những lợi ích sức khỏe của việc ăn nấm”.


Chất chống oxy hóa trong nấm giúp ngăn ngừa một số bệnh tâm thần.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành một phân tích thứ cấp để xem liệu nguy cơ trầm cảm có thể giảm xuống hay không bằng cách thay thế một khẩu phần thịt đỏ hoặc thịt đã qua chế biến bằng một khẩu phần nấm mỗi ngày. Tuy nhiên, các phát hiện cho thấy sự thay thế này không liên quan đến tỷ lệ trầm cảm thấp hơn.

Trước nghiên cứu này có rất ít nghiên cứu xem xét mối liên quan giữa việc ăn nấm và chứng trầm cảm. Phần lớn là các thử nghiệm lâm sàng có ít hơn 100 người tham gia. Các nhà nghiên cứu cho biết nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng tiềm tàng về sức khỏe cộng đồng và lâm sàng của việc ăn nấm giống như một cách giúp giảm trầm cảm và ngăn ngừa các bệnh khác.

Các nhà nghiên cứu tin rằng, một số hạn chế trong nghiên cứu có thể giải quyết trong các nghiên cứu sắp tới.

Dữ liệu không cung cấp chi tiết về các loại nấm. Kết quả là các nhà nghiên cứu không thể xác định tác động của các loại nấm cụ thể nào đối với bệnh trầm cảm.

John Richie và Xiang Gao đến từ Viện Ung thư Bang Penn; Laila Al-Shaar và Vernon Chinchilli từ trường College of Medicine Penn State; Robert Beelman từ Trường Cao đẳng Khoa học Nông nghiệp Bang Penn là những người tham gia vào nghiên cứu này. Các nhà nghiên cứu cũng cho biết không có xung đột lợi ích hoặc hỗ trợ kinh phí cụ thể nào cho dự án này.

Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Journal of Affective Disorders mới đây.

Cập nhật: 28/10/2021 Theo VnReview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video