Anfret Oegơnơ (1880 - 1931): Là nhà địa chất người Đức, ngay từ nhỏ ông đã có ý nguyện thám hiểm vùng cực trái đất. Đã nhiều lần thăm dò đảo Grinlen giá lạnh và cũng chính một trận bão tuyết trên đảo đã cướp đi sinh mạng của Oegơn. Công cuộc thăm dò trên đảo Grinlen đã thôi thúc ông viết tác phẩm bất hủ "Khởi nguồn của biển và lục địa". Bộ ba "Thuyết lục địa trôi dạt", "Thuyết đáy đại dương nở" và "Thuyết cấu tạo lục địa" về khoa học địa chất do ông sáng lập, đã đặt cơ sở lý luận để vén lên bức màn huyền bí địa chất quan trọng của Trái Đất.
Giấc mộng thám hiểm
Cuối thế kỷ thứ 19, miền đất nào trên Trái Đất cũng có dấu chân của các nhà thám hiểm, chỉ có Bắc cực và Nam cực là không.
Oegơnơ sinh ngày 1 tháng 11 năm 1880 trong một gia đình theo đạo Thiên chúa giáo. Từ nhỏ ông đã là đứa trẻ thích mạo hiểm, ảo tưởng.
Oegơnơ tuổi nhỏ đã đọc rất nhiều sách viết về các nhà mạo hiểm, trong đó ông đặc biệt thích câu chuyện kể về sự tích về nhà thám hiểm nổi tiếng của người Anh Jon.
Để thực hiện lý tưởng của mình, Oegơnơ đã tích cực học tập các loại tri thức có liên quan, ông nghiên cứu không mệt mỏi các lĩnh vực thiên văn, địa chất, khí tượng, ông tìm đọc tất cả các sách báo tài liệu có liên quan đến Nam cực và Bắc cực.
Ngoài ra ông tập luyện thể thao một cách tự giác để có sức khỏe cường tráng, Oegơnơ đã xây dựng kế hoạch tập luyện hết sức nghiêm khắc cho bản thân.
Mùa hạ nóng bức, mặt trời nhỏ muốn thiêu cháy mặt đất ông vẫn đeo trên vai túi cát đi bộ mười mấy cây số. Mùa đông giá lạnh ông vẫn ngày ngày tắm nước lạnh. Đêm ngủ không đóng cửa sổ, ông còn thường mặc áo lót đứng ra ngoài tuyết là ông liền phóng đi trượt tuyết, có thể nói Oegơnơ không bỏ qua một cơ hội rèn luyện nào.
Năm 1905, Oegơnơ đã giành được học vị tiến sĩ Khí tượng học với thành tích xuất sắc cũng từ đó ông dồn cả sức lực cho việc nghiên cứu Khí tượng học. Năm 1906 ông cùng em trai đã phá kỷ lục thế giới lúc đó về điều khiển khí cầu bay cao trên không 52 tiếng liền.
Mùa hè năm 1906, cuối cùng Oegơnơ đã thực hiện lý tưởng to lớn thuở nhỏ của mình tham gia đội thám hiểm Đan Mạch nổi tiêng đi trên tuyết "đường biển Tây Bắc" đến đảo Grinlen nghiên cứu điều tra về thời tiết và băng hà.
Oegơnơ đã sống 2 năm trên đảo Grinlen băng giá, ở đây ông đã phát hiện một số hiện tượng kỳ lạ: Sông băng cứng như vậy mà bản thân nó vẫn di động từ từ, ở mảnh đất không cây cỏ nào mọc được này mà trong lòng đất cũng có những tầng than lớn.
Sau khi trở về, Oegơnơ vẫn tiếp tục suy nghĩ về những hiện tượng này. Một hôm ông đến nhà bạn chơi, trên tường nhà hàng xóm này có treo một tấm bản đồ thế giới. Vừa nói chuyện với bạn Oegơnơ vừa quan sát tấm bản đồ trên tường, bỗng nhiên ông phát hiện ra những chỗ lồi lõm ở bờ biển phía Đông châu Mỹ rất tương hợp với những chỗ lồi lõm ở bờ biển phía Tây của châu Phi, tựa như ăn khớp được với nhau vậy. Ông reo lên: "Ông nhìn kìa, nếu ta ghép 2 lục địa châu Phi với Nam Mỹ lại thì chúng ăn khớp được với nhau, đúng không?". Ông còn nói tiếp: "Không chỉ châu Phi với Nam Mỹ mà ngay cả châu Nam cực, Bắc Mỹ với châu Âu cũng vậy, có thể ghép chúng khít lại với nhau được. Như vậy có thể nói từ xa xưa chúng gắn liền với nhau thành một chỉnh thể, chứ không có sự phân chia thành năm châu như ngày nay".
Oegơnơ như người mẵc chứng tâm thần vừa đi về nhà vừa hét lên: "Lục địa bị trôi dạt, lục địa bị trôi".
Không lâu sau, âm thanh này đã chấn động thế giới.
Sự ra đi của một nhà khoa học vĩ đại
Dưới con mắt của đa số người thì lục địa là bất biến, bây giờ lại nói lục địa nứt ra rồi trôi dạt thì chẳng phải là chuyện kỳ quặc sao?
Để chứng mình lý luận của mình là đúng, Oegơnơ đã đến đảo Grinlen nhiều lần để thám hiểm.
Tháng 4 năm 1930 Oegơnơ dẫn đoàn thám hiểm chinh phục Grinlen, đây là lần thám hiểm thứ 4 của ông.
Họ đến bờ biển phía Tây đảo Grinlen một cách thuận lợi. Lúc đó ở cơ sở Etmitơ ở miền trung đảo Grinlen, có hai thành viên đoàn thám hiểm ở lại đây qua mùa đông để quan sát thời tiết, nhưng gió bão và băng tuyết làm cho việc tiếp tế gặp nhiều khó khăn. Hạ tuần tháng 9, Oegơnơ quyết đinh tự mình đưa trang bị từ cơ sở bên bờ biển đến căn cứ Etmitơ.
Oegơnơ dẫn 14 người lên xe trượt tuyết, không sợ bão tuyết quyết chí ra đi. Lũc đầu, gió còn nhỏ, sau đó gió càng mạnh, tuyết rơi càng ngày càng lớn. Một trận cuồng phong ập tới, mọi người không mở được mắt, cả 14 người ngã dúi dụi, họ gắng sức lần lượt đứng dậy và cứ hết lần này đến lần khác. Nhiệt độ lúc này là âm 65 độ , đi một bước là hiểm nguy rình rập một bước.
Đi đượckhoảng 160 cây số thì gần như phần lớn không bước được nữa, có người nói với Oegơnơ: "Chúng ta không nên đi tiếp nữa, nếu không thì chết vùi thân trong bão tuyết mất".
Bão tuyết cuồng phong không làm lay chuyển được ý chí của Oegơnơ, ông nói với các thành viên: "Ai còn có thể đi được thì đi cùng tôi, không đi được thì về vậy!", nói rồi ông kiên nhẫn tiến về trước, lúc đó chỉ còn 2 người đi cùng ông. Họ chiến đấu ngoan cường với bão tuyết ngã xuống lại bò dậy đi tiếp, cuối cùng đã đến được căn cứ Etmitơ.
Ở căn cứ Etmitơ việc cung cấp lương thực và các vật dụng hết sức khó khăn, nếu tiếp tục ở lại đây sẽ nguy cơ không còn lương thực để ăn. Ngày 7 tháng 11, Oegơnơ quyết định một mình mạo hiểm trở về cơ sở bên bờ biển để giảm bớt gánh nặng tiếp tế cho nơi đây. Ngày thứ hai, Oegơnơ và một người dẫn đường lên đường bằng xe trượt tuyết về cơ sở ở bờ biển Tây. Không ai ngờ lần đi này mọi người không còn được gặp lại ông nữa. Mãi đến tháng 4 năm sau đoàn thám hiểm mới tìm thấy thi thể của ông.
Một nhà khoa học vĩ đại đã ra đi đem theo lý tưởng và sự nghiệp còn đang dở dang của mình.