Ảnh chụp "tinh vân gà chạy" cách 6.000 năm ánh sáng

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) công bố hình ảnh tuyệt đẹp về tinh vân IC 2944 trong chòm sao Nhân Mã.


Tinh vân IC 2944. (Ảnh: Juan Filas).

Tên gọi "tinh vân gà chạy" bắt nguồn từ hình dạng đặc biệt của đám mây khí bụi, khiến nhiều người liên tưởng tới một con gà chạy trong không gian. Mặc dù được đặt tên theo loài động vật nhỏ, IC 2944 trên thực tế là một tinh vân khổng lồ trải dài 100 năm ánh sáng, gấp 6,3 triệu lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời.

"Phần đầu của con gà xuất hiện phía trên bên trái của bức ảnh, với chiếc mỏ quay sang bên trái. Đuôi và một phần cánh nằm ở bên phải. Phần lớn cơ thể được tạo thành từ những đám mây khí bụi màu xanh - nơi diễn ra sự hình thành sao mới", NASA mô tả.

Nếu quan sát bằng mắt thường, IC 2944 hiện lên như một vầng sáng mờ nhạt trên bầu trời phía nam do cách xa hàng nghìn năm ánh sáng. Tinh vân là một phần của chòm Nhân Mã, xuất hiện gần ngôi sao Lambda Centauri.

Hình ảnh mới của IC 2944 được chụp bởi nhà thiên văn học Juan Filas. Ông đã dành 12 giờ phơi sáng để ghi lại hình ảnh và sau đó xử lý màu dựa trên những hiểu biết khoa học về tinh vân.

Cập nhật: 22/04/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video