Phát hiện hành tinh cách xa Trái Đất 13.000 năm ánh sáng

  •   52
  • 10.927

Mới đây NASA tiếp tục phát hiện ra một hành tinh có dạng đám khói đốm sáng, nằm cách Trái Đất 13.000 năm ánh sáng. Đây được cho là một trong những hành tinh xa nhất từng thấy trong vũ trụ.

Nasa phát hiện hành tinh cách Trái đất 13.000 năm ánh sáng

Theo tin tức khoa học mới nhất trên tờ Daily Mail, Nasa phát hiện thấy một hành tinh cách xa Trái Đất 13000 năm ánh sáng, đây được coi là một trong những hình tinh xa nhất Trái Đất trên vũ trụ được tìm thấy từ trước tới nay.

Quan sát từ kính viễn vọng không gian Spitzer và Ogle Warsaw Telescope, tại Chile, các nhà thiên văn học gọi tên hành tinh này là 'Ogle-2014-BLG-0124Lb’. Hành tinh mới phát hiện có kích cỡ bằng một nửa Sao Mộc, thông tin này hỗ trợ các nhà khoa học khám phá sâu hơn về quy luật phân bố các hành tinh trong Dải Ngân Hà Milky Way.

Phát hiện hành tinh cách xa Trái Đất 13.000 năm ánh sáng
Hành tinh xa nhất trong vũ trụ so với Trái Đất tình thời điểm này là 13000 năm ánh sáng

Hầu hết từ trước tới nay, các hành tinh từng tìm thấy có khoảng cách gần Trái Đất hơn Ogle-2014-BLG-0124 10 từ 10 đến 100 lần. Sử dụng kỹ thuật vi thấu kính để quan sát, các nhà thiên văn đã phát hiện ra được khoảng 30 hành tinh ngoài Trái Đất cho đến nay, với hành tinh xa nhất cách Trái Đất khoảng 25.000 năm ánh sáng.

Nhà khoa học Andrew Gould thuộc Đại học Ohio State, Columbus cho biết: “Thí nghiệm vi thấu kính ban đầu được áp dụng để nghiên cứu các hành tinh quanh hệ Mặt Trời, gần trung tâm của dải ngân hà Milky Way.”

Vi thấu kính được lắp đặt trong các thiết bị kính thiên văn không gian nhằm hỗ trợ đắc lực cho sứ mệnh săn tìm hành tinh khác, ví dụ như kính thiên văn Kepler, ống kính đã giúp các nhà khoa học tìm ra hơn 1.000 hành tinh tồn quanh Trái Đất.

Phát hiện hành tinh cách xa Trái Đất 13.000 năm ánh sáng
Thể hiện trên vũ trụ, hành tinh có dạng đám khói đốm sáng kỳ lạ

Trong số 30 hành tinh được phát hiện nhờ vi thấu kính, gần một nửa không thể xác định được địa điểm chính xác. Cho đến nay, tiếp tục nhờ vào sự cải tiến kỹ thuật vi thấu kính trên kính viễn vọng không gian Spitzer, các nhà thiên văn có thể quan sát kỹ hơn các hành tinh nằm cách xa Trái Đất khoảng 207 triệu km – xa hơn khoảng cách ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới Trái Đất.

Tiến sĩ Jennifer Yee thuộc trung tâm Harvard-Smithsonian cho biết: “Spitzer là kính viễn vọng không gian đầu tiên trên thế giới thu được ánh sáng từ những ngoại hành tinh, phát hiện “chiếc nhẫn” lớn nhất xung quanh sao Thổ.” Cùng với Spitzer, kính thiên văn Ogle cũng đưa về hình ảnh hành tinh dạng đám khói đốm sáng, nằm cách xa Trái Đất hàng nghìn năm ánh sáng mà Spiter đã phát hiện thấy trước đó 20 ngày.

Theo VietQ
  • 52
  • 10.927