Ảnh chụp trạm ISS bay ngang qua Mặt trời

Nhiếp ảnh gia nghiệp dư tìm hiểu thông tin đường bay của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) rồi dùng máy ảnh thường để ghi lại khoảnh khắc độc đáo.


Trạm ISS bay ngang qua Mặt trời. (Ảnh: Dawid Glawdzin).

Dawid Glawdzin, 38 tuổi, chụp trạm ISS từ vườn nhà tại Southend, hạt Essex, Anh, mà không cần kính viễn vọng, Metro hôm 15/6 đưa tin. Anh cho biết, mình nắm được đường bay của ISS nhờ thông tin trên website của NASA. "Tôi sử dụng kính lọc Mặt trời ND10000 vì sẽ khá nguy hiểm cho cảm biến máy ảnh nếu thiếu dụng cụ này. May mắn là mây cũng dạt đi trong vài phút", anh chia sẻ.

Glawdzin cho ra đời các tác phẩm của mình sau vô số giờ học hỏi. "Tôi thích chụp ảnh và quay phim, nhưng niềm đam mê này bắt đầu với việc sử dụng drone. Tôi làm drone đâm xuống hai lần trong chuyến bay đầu tiên và mất một máy ảnh trong chuyến thứ hai. Tôi quyết tâm học và thành thạo các thiết lập của máy ảnh, chuyển từ hoàn toàn tự động sang hoàn toàn điều chỉnh bằng tay", anh nói.

Trạm ISS phóng lên không gian từ năm 1998, hoạt động ở độ cao khoảng 400km. ISS bay với vận tốc 28.000km mỗi giờ, hoàn thành một vòng quanh Trái Đất mỗi 90 phút. Trong một ngày, trạm vượt qua quãng đường tương đương bay từ Trái Đất đến Mặt Trăng rồi trở về.

ISS là vật thể sáng thứ ba trên bầu trời, sau Mặt trời và Mặt Trăng. Vì vậy, vào ban đêm, người yêu thiên văn có thể nhìn thấy trạm bằng mắt thường mà không cần kính viễn vọng. ISS thường được vận hành bởi 3-6 phi hành gia, tùy từng thời điểm. Hiện tại, nhóm 5 phi hành gia từ Mỹ và Nga đang làm việc trên trạm.

Cập nhật: 16/06/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video