Ngày nay nếu như muốn gia năng năng xuất và hiệu quả công việc nhiều hơn cho doanh nghiệp người lao động phải dành nhiều thời gian hơn tại văn phòng, nhà xưởng, xí nghiệp để làm việc?
Điều này không hẳn đúng, có nhiều phương thức khác mà doanh nghiệp có thể áp dụng để hỗ trợ thúc đẩy khả năng và hiệu xuất làm việc của người lao động, mà không cần gia tăng thời gian làm việc, giúp họ cho ra được những sản phẩm tốt hơn, làm những dịch vụ tốt hơn và đương nhiên từ đó gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Một trong những yếu tố có tác động trực tiếp đến việc mọi người làm việc đó chính là ánh sáng, thứ mà tiếp xúc trực tiếp đến mọi người trong gần như toàn bộ khoảng thời gian làm việc.
Stanley Felderman & Nancy Keatinge một cặp vợ chồng đang điều hành một Studio về thiết kế có tên là Felderman Keatinge & Associates cho biết: “Ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động thể chất và tinh thần của chúng tôi”. Cặp vợ chồng này tin rằng DNA của chúng ta hoạt động tốt hơn dưới các ánh sáng đặc biệt, và đó là lý do tại sao chúng ta phản ứng khác nhau tùy thuộc vào môi trường ánh sáng.
Tìm hiểu căn bản về nhiệt độ màu ánh sáng
Trước khi muốn hiểu rõ về ánh sáng có ảnh hưởng thế nào đến với năng suất làm việc. Chúng ta cần tìm hiểu sơ về kiến thức cơ bản về ánh sáng trong đó có nhiệt độ màu của ánh sáng?
Nhiệt độ màu ánh sáng bây giờ được đo bằng Kelven (K), là chỉ số đo lường về màu sắc xuất hiện với nhiệt độ tương ứng. Nôm na khi nhiệt độ thay đổi, đèn sẽ thay đổi màu ánh sáng tương ứng với nhiệt độ đó.
Ví dụ, khi một người thợ rèn làm một cái móng ngựa. Khi nhiệt độ tăng, chiếc móng ngựa sẽ bắt đầu phát ra các ánh sáng có màu sắc khác nhau từ màu đỏ, sang cam, sang vàng, sang trắng và cuối cùng nó sẽ phát ra màu trắng xanh. Nguồn ánh sáng nhiệt độ màu thấp hơn được gọi là màu nóng, và nguồn ánh sáng với nhiệt độ cao hơn được gọi là màu lạnh.
Dưới đây là tóm tắt nhiệt độ màu của nguồn sáng:
- Nhiệt độ màu cao hơn (4,600K hoặc hơn) xuất hiện màu xanh-trắng được gọi là màu lạnh hoặc màu của ánh sáng ban ngày.
- Nhiệt độ màu trung bình (3,100K – 4,600K) xuất hiện màu trắng lạnh.
- Nhiệt độ màu thấp hơn (3,000K trở lại) dao động tông màu từ màu đỏ sang màu vàng, và là gam màu nóng.
Một ví dụ dễ hiểu hơn:
- Nhiêt độ màu ánh sáng phát ra từ lửa thì khoảng 2,000K (Ánh sáng nóng).
- Nhiệt độ màu ánh sáng hoàng hôn thì khoảng 4,000K (Ánh sáng lạnh).
- Nhiệt độ màu ánh sáng mặt trời 5,000K – 5,500K (Ánh sáng lạnh).
- Nhiệt độ màu của những ngày mùa đông khoảng 7,000K (Ánh sáng lạnh).
Sự liên kết giữa ánh sáng và năng suất làm việc
Theo các chuyên gia và những nhà khoa học ánh sáng có lợi gì trong môi trường làm việc?
Ánh sáng lạnh làm cho người lao động hoạt động có năng suất hơn. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ánh sáng mặt trời có vô số lợi ích đối với sức khỏe chúng ta. Tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên cực kì có lợi cho người lao động khi phải giam mình trong một căn phòng cả ngày. Nếu sử dụng ánh sáng tự nhiên cho cả hai buổi sáng và tối có thể làm giảm trầm cảm và cải thiện tâm trạng, năng lượng, sự tỉnh táo và năng suất trong công việc.
Sau khi phát hiện ra điều này Felderman and Keatinge đã thay thế toàn bộ tường thạch cao trong văn phòng thiết kế của mình. Với sự thay đổi này ánh sáng có thể phân tán khắp không gian văn phòng.
Thiết kế chiếu sáng cho nơi làm việc
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nếu làm việc dưới bóng đèn có nhiều ánh sáng xanh, nhiệt độ màu khoảng 17,000K thực sự làm tăng hiệu xuất làm việc bằng cách hỗ trợ thị lực, tăng sức sống và sự tỉnh táo giảm đi sự mệt mỏi và buốn ngủ vào ban ngày. Các nhà nghiên cứu tại đại học Greenwich đã có một nghiên cứu kéo dài trong khoảng 2 tháng và dữ liệu thống kê đã chỉ ra rằng công nhân làm việc dưới bóng đèn có giàu ánh sáng xanh cảm thấy hạnh phúc hơn, tỉnh táo hơn và ít mệt mỏi hơn.
Lợi ích khác là khi làm việc dưới ánh sáng xanh là làm giảm melatonin, là một loại hormone làm chúng ta rơi vào giấc ngủ. Việc giữ cho melatonin ở mức thấp giúp mọi người làm việc tỉnh táo hơn cũng tương tự như việc sử dụng một tách café vậy.
Thêm vào đó ánh sáng xanh, hay ánh sáng lạnh có thể sử dụng vào những không gian cần suy nghĩ nhiều, nó giúp mọi người cảm thấy hăng hái và phần khích hơn trong việc chia sẻ những ý tưởng của họ.
Mặt khác, loại ánh sáng có tông màu ấm hơn có xu hướng tạo ra cảm giác thoải mái. Do đó chúng ta có thể sử dụng chúng trong các môi trường thân mật hơn, nơi mà bạn muốn nhân viên cảm thấy bình tĩnh và thoải mái, có thể là trong phòng họp nơi mà cần có sự tin tưởng.
Các phòng khác như phòng hội nghị nên có nhiệt độ màu trung bình để tạo ra một môi trường thân thiện, chào đón, nhưng màu cũng phải đủ lạnh để giữ mọi người tình táo và năng động.
Theo Felderman and Keatinge ánh sáng nên được thay đổi xuyên suốt trong các thời điểm trong ngày. Đầu ngày ánh sáng nên có nhiều ánh sáng xanh và thay đổi ấm dần lên trong ngày.