Ảnh vệ tinh hé lộ thảm họa ô nhiễm không khí Trung Quốc

Ô nhiễm nặng khiến Trung Quốc bị lớp khói mù dày che phủ và các nhà chức trách phải đưa ra báo động đỏ, mức cảnh báo cao nhất cho chất lượng không khí thấp ở thủ đô Bắc Kinh.

Ô nhiễm không khí nhìn từ vệ tinh

Theo Live Science, ảnh chụp vệ tinh gần đây chỉ ra những đám mây mù bao phủ vùng đông bắc Trung Quốc dày đến mức có thể thấy rõ từ không gian. Bức ảnh được vệ tinh theo dõi Trái Đất Suomi NPP của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) chụp hôm 30/11.

Gần như ngay sau khi bức ảnh chụp được công bố, các nhà chức trách Trung Quốc đưa ra báo động cam dành cho tình trạng ô nhiễm nặng với Chỉ số chất lượng không khí (AOI) nằm trong khoảng 201 - 300. Tuy nhiên, hôm 7/12, họ phải nâng lên báo động đỏ. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra báo động đỏ về ô nhiễm không khí, cho thấy chỉ số AQI vượt quá 300. Hàng triệu người dân được khuyên nên ở trong nhà, lái xe bị hạn chế và có lệnh cấm nấu nướng ngoài trời.


Khói mù màu xám bao phủ Bắc Kinh (điểm đánh dấu sao) trong ảnh chụp vệ tinh. (Ảnh: NASA).

Ở thời điểm vệ tinh chụp những bức ảnh, mật độ chất dạng hạt trong không khí là 666 microgam trên một mét khối khí, theo thiết bị cảm biến trên mặt đất ở Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh. Chất dạng hạt là những phân tử nhỏ hơn 2,5 micromet bay lơ lửng giữa khí quyển. Phần lớn các hạt này đến từ nhiên liệu hóa thạch đốt cháy như than đá hoặc sinh chất như gỗ và phụ phẩm nông nghiệp. Đặc biệt, than đá giải phóng carbon dioxide (CO2) và sulphur dioxide (SO2) vào không khí khi bốc cháy.

SO2 kết hợp với hơi nước tạo thành axit sunfuric và hợp chất sulphate. Khi axit sunfuric phản ứng với nước trong không khí, nó hình thành mưa axit gây hại cho môi trường, theo Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ. Phân tử sulphate cũng phản chiếu bức xạ Mặt Trời, tạo ra hiệu ứng làm mát trái ngược với hiệu ứng nhà kính hấp thụ tia bức xạ và khiến Trái Đất ấm lên.

Tuy nhiên, theo Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), nhiều hợp chất sulfate trong không khí, đặc biệt là dimethyl sulfate, là mối nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Các phân tử nhỏ hơn 2,5 micromet được chú ý hơn cả bởi chúng đủ nhỏ để thâm nhập vào phổi của con người và dẫn đến nhiều căn bệnh nghiêm trọng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá chất lượng không khí an toàn khi mật độ chất dạng hạt dưới 25 microgam trên một mét khối khí. Mật độ chất dạng hạt cao ghi nhận ở Trung Quốc hôm 30/11 lớn hơn 25 lần do với mức an toàn do WHO khuyến nghị.

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video