Áo giáp làm từ tơ nhện

Sau nhiều năm cố gắng, giới khoa học cuối cùng có thể đã tìm ra cách tạo áo giáp từ tơ nhện vừa nhẹ vừa chắc chắn.

>>> Siêu vật liệu từ tơ nhện, da người

Dù không nặng nề bằng áo giáp thời Trung cổ, áo giáp thời nay cũng không phải là trang bị lý tưởng cho binh sĩ ngoài chiến trường. Khi chiến đấu, các binh sĩ Mỹ buộc phải mặc lên người bộ áo giáp cứng khá nặng nề và cồng kềnh. Để có thể chống đạn, áo được trang bị ít nhất 2 tấm gốm lớn dày cộm, được thiết kế nhằm bảo vệ phần trên cơ thể khỏi mảnh đạn và đạn bắn ra từ nòng súng. Nhưng muốn tăng cường khả năng che chắn, áo giáp cứng được may thêm nhiều túi để nhét thêm nhiều tấm gốm nữa, và kết quả là áo giáp sẽ càng nặng và cồng kềnh hơn.


Nhện Caerostris darwin giăng tơ kỷ lục trong loài nhện - (Ảnh: Bacroft Media)

Nguy cơ tử vong do súng cao gấp 14 lần ở những nhân viên thi hành luật pháp không có trang bị bảo vệ. Tuy vậy người dùng thường phân vân nên mặc áo giáp hoặc không, vì chiếc áo nặng nề khiến họ di chuyển khó khăn và chậm chạp hơn, khả năng trúng đạn cũng theo đó tăng cao. Nếu binh sĩ buộc phải mặc áo giáp cứng, cảnh sát thường chọn áo giáp mềm có tác dụng tản lực đường đạn. Áo giáp mềm thường làm chậm đường đạn hoặc mảnh đạn nhờ nhiều lớp áo dày và chắc chắn, được dệt giống lưới nhện. Tuy nhiên, một loại áo giáp vừa nhẹ vừa chắc chắn như áo giáp cứng trước nay vẫn nằm ngoài tầm với của các chuyên gia. Tơ Kevlar của hãng DuPont, được dùng may áo giáp mềm, thường được miêu tả chắc chắn gấp 5 lần thép, nhưng tơ nhện vẫn chứng tỏ sự ưu việt hơn hẳn.


Chèn thêm miếng độn vào áo giáp cứng để tăng khả năng bảo vệ

Sau khi so sánh, các nhà khoa học buộc phải thừa nhận tơ do nhện nhả ra có độ linh hoạt cao gấp 3 lần sợi Kevlar, và chắc chắn gấp 5 lần thép. Bất chấp kích thước và trọng lượng nhẹ không tưởng, tơ nhện được trời phú có khả năng hấp thu một lực tác động cực lớn mà không hề hấn gì. Sau nhiều nỗ lực trong một khoảng thời gian dài, các nhà nghiên cứu của Đại học Wyoming (Mỹ) đã đạt được bước đột phá, khi tạo ra tằm có thể nhả tơ chắc chắn như tơ nhện, theo nghiên cứu đăng trên chuyên san Proceedings of the National Academy of Sciences. Thành công trên nhờ vào sự phát hiện một loài nhện đặc biệt ở Madagascar vào năm 2009, được gọi là nhện Caerostris darwin. Loài nhện này không những tạo ra mạng lưới lớn nhất (với các tấm lưới trải dài đến 25m), mà tơ của nó được công nhận chắc chắn nhất trong loài (có thể hấp thu năng lượng cao gấp 3 lần sợi Kevlar).

Ứng dụng của tơ nhện lai tằm mới được trải rộng qua nhiều lĩnh vực, từ vật dụng như dù, túi khí xe hơi, trang phục thể thao, đến các mục đích điều trị y khoa, như băng phủ vết thương, chỉ khâu, dây chằng và gân nhân tạo, hỗ trợ các khớp lành sau đợt chấn thương, thậm chí còn giúp dây thần kinh phục hồi và tái tạo. Hiện các chuyên gia đang nghiên cứu khả năng dùng loại tơ mới để dệt áo giáp cứng cho binh lính và cảnh sát.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video