ASEAN ưu tiên an ninh lương thực và cảnh báo thiên tai

Ngày 23/11, Hội nghị Ủy ban Khoa học công nghệ ASEAN lần thứ 62 khai mạc tại TP HCM, thông qua lộ trình ưu tiên phát triển khu vực, trong đó có vấn đề an ninh lương thực và cảnh báo thiên tai.

Việt Nam đảm nhận vai trò là Chủ tịch Ủy ban Khoa học công nghệ ASEAN lần thứ 62 (ASEAN COST 62), đồng thời cũng là nước đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng KHCN ASEAN lần thứ 14 (AMMST 14).

Tại hội nghị, các đại biểu thảo luận về việc tăng cường hợp tác khoa học công nghệ trong khu vực, hướng tới xây dựng cộng đồng các nước Đông Nam Á dựa trên 3 yếu tố: chính trị - an ninh, kinh tế và xã hội.

Giai đoạn 2012-2017, ASEAN sẽ thực hiện một số chương trình ưu tiên trong khu vực. Theo đó, vấn đề an ninh lương thực sẽ được triển khai đến năm 2013. Hệ thống cảnh báo sớm nhằm giảm nhẹ thiên tai, nhiên liệu sinh học, ứng dụng và phát triển phần mềm, biến đổi khí hậu thực hiện từ năm 2011 đến năm 2015.

Ngoài ra, Ủy ban Khoa học công nghệ ASEAN cũng thảo luận đề xuất của Thái Lan về việc thiết lập mạng lưới cơ quan pháp quy hạt nhân khu vực Đông Nam Á.


Lãnh đạo ngành khoa học công nghệ các nước Asean bắt tay nhau trong buổi
khai mạc Hội nghị Ủy ban Khoa học công nghệ ASEAN lần thứ 62. (Ảnh: Hà Thanh)

Tại buổi khai mạc Hội nghị Ủy ban Khoa học công nghệ ASEAN lần thứ 62, Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ Việt Nam Nguyễn Quân phát biểu: "Tương lai của ASEAN về khoa học công nghệ là rất lớn. Tuy nhiên, do trình độ các nước trong khu vực không đồng đều nên chưa thể phát huy hết tiềm lực này".

Theo ông Quân, trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam ở khoảng giữa so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, do trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam còn thấp, chỉ mới vừa vượt qua ngưỡng của những nước nghèo, vì thế sự phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam vẫn còn khiêm tốn.

So với Singapore, Malaysia, Thái Lan, trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam vẫn còn thấp hơn nước bạn. Tuy nhiên, so với một số nước khác trong khu vực, trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam tương đương hoặc nhỉnh hơn một chút. Đây là lợi thế để Việt Nam có thể hợp tác, học hỏi được kinh nghiệm các nước đi trước và chuyển giao công nghệ với các nước đi sau.

Theo Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video