Aspirin và Omega-3s: Một mình thì tốt, nhưng "hai mình" thì không

Ăn một bánh sandwich cá ngừ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim thậm chí ở những người dùng aspirin, nhưng ăn ba bánh sandwich cá ngừ và không dùng aspirin thì không hẳn như vậy.

Theo phát hiện mới nhất được công bố tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), hàm lượng axit béo Omega-3s trong máu có thể làm thay đổi tác dụng có ích của aspirin lên tim. Tác giả của nghiên cứu là tiến sĩ Robert Block - một chuyên gia về tim mạch tại Trung tâm Y khoa Đại học Rochester

Mặc dù nghiên cứu vẫn chưa được đăng tải trên một tạp chí khoa học nào, nhưng tác giả nghiên cứu nhấn mạnh phát hiện này cần được lan truyền rộng rãi để khuyến cáo người dân thay đổi thói quen sử dụng aspirin cho hợp lý hơn. Omage-3s có thể được tìm thấy trong dầu cá hoặc cá ngừ.

Các bác sĩ thường kê toa aspirin liều thấp để dùng mỗi ngày cho những người có nguy cơ bị đau tim. Toa thuốc này có vai trò giúp chống đông máu, làm máu có thể lưu thông dễ dàng trong mạch và ngăn ngừa tạo những cục máu đông ở vị trí nguy hiểm. Omega-3s cũng được cho là có tác dụng tương tự mặc dù không đáng kể.


Sử dụng aspirin và dầu cá cùng nhau là một điều không tốt. (Ảnh: Shutterstock).

Theo tiến sĩ Block, ông đã thực hiện nhiều thí nghiệm về việc sử dụng cùng lúc hai chất này và xem phản ứng của chúng ra sao. Ngoài ra, việc lạm dụng aspirin hoặc việc sử dụng aspirin ở những người không hề có nguy cơ đau tim cũng khiến đảo ngược chức năng của aspirin, khi khiến máu trở nên loãng hơn và tăng nguy cơ chảy máu ngoài.

Block và nhóm nghiên cứu của ông đã thực hiện một nghiên cứu ở quy mô nhỏ với 30 tình nguyện viên tham gia, xem xét dòng máu lưu thông trong cơ thể như thế nào khi sử dụng cùng lúc aspirin và dầu cá. Nhóm khoa học quan sát thấy nếu nạp Omega-3s ở mức vừa phải thì sự kết hợp này sẽ ảnh hưởng đến tiểu cầu - các tế bào đóng vai trò quan trọng trong việc đông máu.

Trong nghiên cứu mới nhất, nhóm nghiên cứu của Block đã tiến hành thí nghiệm trên quy mô lớn hơn dựa trên dữ liệu ghi nhận được từ năm 1948, gọi là Nghiên cứu Tim Framingham. Ở đây, họ tìm ra mối liên quan giữa người dùng aspirin mỗi ngày và những người bị đau tim, đột quỵ hay các bệnh về tim mạch khác trong suốt 30 năm tiếp theo.

Sau khi sàng lọc dữ liệu, nhóm nghiên cứu nhận thấy những người dùng aspirin mỗi ngày và thường tiêu thụ thêm một lượng nhỏ Omega-3s có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp hai lần so với những người sử dụng một trong hai chất. Dù chỉ nạp vào cơ thể một lượng nhỏ Omega-3s, nó cũng bằng lượng axit béo cần thiết cho cơ thể, vào khoảng 4,2% đến 4,9%. Con số này tương ứng một bánh sandwich cá ngừ mỗi tuần.

Các nhà khoa học cũng nhận ra những người không dùng aspirin và tiêu thụ một lượng Omega-3s thấp có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn đến 55% so với những người không dùng cả aspirin lẫn Omega-3s. Mối liên hệ giữa aspirin liều cao và Omega-3s liều cao vẫn chưa được xác định rõ ràng.

Nói tóm lại, sử dụng aspirin kèm theo một lượng nhỏ Omega-3s khiến nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Một lượng nhỏ Omega-3s được nạp vào mà không đụng đến aspirin sẽ giúp nguy cơ này thấp hơn rõ rệt. Tuy nhiên, Block vẫn chưa tìm hiểu rõ được lý do tại sao gây ra chuyện này, có lẽ là vì cả aspirin và Omega-3s đều hấp thụ vào cơ thể ở cùng một bộ phận.

Vì vậy, việc sử dụng ít hay nhiều hoặc không sử dụng aspirin phụ thuộc vào mỗi người ăn hải sản và nạp Omega-3s vào cơ thể như thế nào. “Nghiên cứu này chỉ mới đi đến những bước đầu tiên, nên chúng tôi không khuyên bạn từ bỏ aspirin mà chuyển sang Omega-3s, nhưng rõ ràng việc kết hợp chúng lại với nhau có thể sẽ chẳng giúp được gì cho sức khỏe của bạn”, Block chia sẻ.

Cập nhật: 22/11/2018 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video