Ấu trùng Cóc bùn khổng lồ ở Trung Quốc

Các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện một ấu trùng khổng lồ, dài 14 cm thuộc họ Cóc bùn, trong một chuyến thám hiểm hang động.

>> Hang động ấu trùng phát sáng kỳ ảo ở New Zealand

Ấu trùng khổng lồ trong hang động ở Trung Quốc

Theo China News, các nhà khoa học Trung Quốc hôm 14/3 phát hiện một ấu trùng nòng nọc khổng lồ, dài 14 cm ở một hang động ngoại ô thành phố Tuân Nghĩa, tỉnh Quý Châu, phía bắc Trung Quốc. (Ảnh: China News).


Chuyên gia cho biết, đây là ấu trùng của Oreolalaz rhodostigmatus, một loài lưỡng cư thuộc họ Cóc bùn. Loài này chỉ có ở Trung Quốc, thường sống trong vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, suối nước ngọt và hang động, là động vật quý hiếm, nằm trong Sách đỏ Trung Quốc. (Ảnh: China News)


Khi còn ở dạng ấu trùng, loài này còn có tên gọi là cá đầu chày hoặc cá trong suốt. Ảnh: China News


Theo Ifeng, thông thường, chiều dài của nòng nọc từ 10-12 cm, hiếm thấy con nòng nọc nào dài tới 14 cm. (Ảnh: China News)


Để hoàn tất quá trình sinh trưởng, chuyển từ nòng nọc sang cóc, loài này cần tới 1-2 năm. (Ảnh: Ifeng)


Chúng thường sinh sống trong môi trường thiếu sáng, nên có làn da trong suốt, nhìn rõ nội tạng bên trong. (Ảnh: Ifeng).


Nếu đem loài này nuôi dưỡng ở môi trường nhiều sáng, chúng sẽ thay đổi màu sắc, dần chuyển sang ánh tím, không nhìn rõ nội tạng nữa. Trong ảnh là một con Cóc bùn trưởng thành. (Ảnh: Baike).

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video