Australia gần đây đang sống trong thực tế mà những gì khu vực bắc bán cầu sẽ sớm phải đối đầu: Đó là một mùa đông với cúm A/H1N1.
Các quan chức y tế ở các nước như Anh và Mỹ vì thế đang nhìn vào Australia như một trường hợp nghiên cứu toàn cầu, và tìm hiểu các bài học mà họ có thể lĩnh hỗi từ đất nước này trong việc đối phó với đại dịch.
Khoảng cách không bảo vệ được đất nước rộng lớn Australia và đại dịch cúm A/H1N1 đã tới nước này hồi đầu tháng 5. Kể từ đó, hơn 40 người tử vong và hơn 16.000 người bị lây nhiễm. Tuy nhiên, không có sự hoảng loạn ở người dân trước đại dịch, bất chấp thực tế Melbourne “bị” mệnh danh là “Thủ phủ cúm A/H1N1 của thế giới”, với tỉ lệ người mắc bệnh cao nhất.
Khi cúm lan tới New Zealand đầu tiên, Australia có ít tuần trọng điểm để đưa ra phản ứng thích hợp trước đại dịch. Họ chuẩn bị một chiến dịch truyền bá thông tin rộng khắp, khuyến cáo người dân rửa tay sạch sẽ, kiểm tra kỹ càng ở sân bay để xác định người mắc virus.
Nếu có một nơi nhạy cảm, thì đó là các hải cảng. Du khách đi tàu đặt chân tới nước này khi đó không qua kiểm tra.
Australia đang trở thành trường hợp nghiên cứu toàn cầu về cúm A H1N1 (Ảnh: AFP) |
Mặc dù một cuộc thi bơi lội đã phải hoãn lại hồi tháng 6, nhưng hầu như các sự kiện thể thao và hoạt động tập trung đông người khác không bị phá vỡ. Mọi người ra ngoài mà không mang khẩu trang, sự bùng phát của dịch cúm không chiếm ưu thế trên những tiêu đề chính của giới truyền thông, cho dù nó được thông tin rộng rãi.
Một số trường học phải đóng cửa, vì Australia hiểu rằng, trẻ em được gọi là “người siêu truyền bệnh” H1N1. Theo Giáo sư Raina MacIntyre, từ trường Đại học New South Wales thì: "Đóng cửa trường học có lẽ là biện pháp can thiệp không dùng thuốc, và sự can thiệp về khoảng cách xã hội có thể có ảnh hưởng”, bà nói. "Chúng ta có thể tranh luẫn về những cách như ngừng những sự kiện thi đấu thể thao, cấm tập trung đông người…Nhưng chúng đều ít ảnh hưởng hơn việc đóng cửa trường học, vì trẻ em là một trong những tác nhân lưu và truyền bệnh chính”.
Theo bà, có một số nhóm người ở Australia “dễ tổn thương” là: trẻ em, phụ nữ có thai và người béo phì.
Nhưng người bản xứ Australia cũng là một phần trong nhóm nhiều nguy cơ, vì rất nhiều người thổ dân có bệnh mãn tính, lại chưa kể điều kiện chăm sóc y tế không tốt trong các cộng đồng hẻo lánh họ sinh sống. Sau đó, vấn đề về điều kiện sống nghèo nàn có thể góp phần đẩy nhanh sự lây lan của dịch bệnh.
Tuần trước, Alf Lacey, Thị trưởng Palm Island thuộc Queensland mô tả về thực tế, 15 người sống trong một căn nhà có ba phòng ngủ. Ước tính có khoảng 400 người trong tổng số 3.500 dân địa phương đã bị nhiễm bệnh. Tuần trước, một phụ nữ có thai mắc cúm A/H1N1 đã được khẩn cấp đưa khỏi đảo bằng đường hàng không. Tuy nhiên, cô đã không thể giữ nổi đứa con chưa chào đời.
Ở những nơi khác của Australia, các đơn vị chuyên chăm sóc bệnh nhân nặng đang chịu một áp lực rất lớn. Nhu cầu sử dụng máy ECMO - lọai máy họat động như một lá phổi nhân tạo – tăng mạnh. Một bệnh viện ở Sydney cho hay, thông thường mỗi năm, họ điều trị cho khoảng năm bệnh nhân cần dùng tới ECMO. Chỉ trong ít tuần qua, nhu cầu máy này đã tăng gấp đôi.
Tuần trước, Australia là nước đầu tiên trên thế giới, đã bắt đầu thử nghiệm vaccine cúm A/H1N1 trên người tại Melbourne và Adelaide. Hy vọng loại vaccine này sẽ được sẵn có vào tháng 10 và chính phủ Australia đã đặt hàng 21 triệu liều. Các hãng phát triển vaccine chống bệnh cúm mới cũng đang tìm kiếm lượng tiêu thụ ở nước ngoài.
Sau đó, mùa xuân sẽ bắt đầu tại Australia, nhưnt một trong những bài học mà nước này nhận được từ bán cầu bắc là, cúm A/H1N1 có thể lây lan thậm chí trong đỉnh điểm của mùa hè.