Bắc Kạn: Phát hiện di tích khảo cổ người tiền sử ở Ba Bể

Từ ngày 11 đến 14/6, Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn đã mời các chuyên gia chủ trì nghiên cứu, đào thám sát chuyên ngành khảo cổ học địa điểm động Puông cạn, thôn Bản Vài, xã Khang Ninh, Ba Bể.

Ông Hoàng Văn Hạnh, Phó Trưởng phòng Hành chính trưng bày sưu tầm, Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn cho biết từ ngày 11 đến 14/6, Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn đã mời các chuyên gia chủ trì nghiên cứu, đào thám sát chuyên ngành khảo cổ học địa điểm động Puông cạn (tiếng Tày gọi là Puông Bốc), thôn Bản Vài, xã Khang Ninh, huyện Ba Bể (Bắc Kạn).


Công cụ đá đều được chế tác từ đá sông suối mang đặc trưng công cụ văn hóa Hòa Bình. (Ảnh minh họa).

Tại đây, đoàn khảo cổ thám sát đã thực hiện đào khảo sát trên diện tích 5m2 ở khu vực gần chính giữa cửa động chính. Qua mặt cắt địa tầng hố đào cho thấy tầng văn hóa nơi dày nhất còn 70cm. Tổng số di vật đá, xương thu được trong hố đào cũng như trên bề mặt là 73 di vật; trong đó: có 71 di vật đá, 1 công vụ mũi nhọn xương thuộc về thời tiền sử, 1 viên đạn đá thuộc thời kỳ Lê Mạc. Ngoài ra, đoàn khảo cổ cũng phát hiện hơn 100 mảnh gốm sứ, chủ yếu thuộc thời kỳ Lê Mạc.

Từ các di vật đá thu được cho thấy các công cụ đá đều được chế tác từ đá sông suối mang đặc trưng công cụ văn hóa Hòa Bình, như lưỡi rùi ngắn hình bầu dục, nhỏ để cầm tay. Các mảnh đá mỏng, 1 cạnh dày để cầm, 1 mặt vát mỏng là những công cụ chặt thô, nạo thô. Các chày nghiền và nhiều mảnh tước bằng đá được chế tạo bằng ghè đẽo thô sơ.

Các di vật là xương động vật và vỏ nhuyễn thể của ốc sông, vỏ trai, hến và di vật là một số loại hạt quả đã được tìm thấy, là tàn tích của người tiền sử để lại. Ngoài ra, còn một số di vật là xương chi động vật được vót nhọn được sử dụng làm công cụ săn bắn, xẻ thịt.

Đặc biệt, trong số các di vật được tìm thấy, có một tảng đá nhỏ hình khối chữ nhật, trên bề mặt có dấu vết của 3 lỗ vũm tròn nhỏ cách đều nhau. Đây là di vật thường tìm thấy trong các di chỉ văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn ở vùng núi phía Bắc. Đến nay, chức năng, ý nghĩa thực của loại di vật này vẫn là điều bí ẩn đối với khảo cổ học.

Từ các di vật đã được phát hiện cho thấy động Puông cạn là địa điểm cư trú của con người thuộc nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, lớp cư dân sớm nhất thuộc văn hóa Hòa Bình có niên đại khoảng 8.000-9.000 năm cách nay.

Việc phát hiện dấu tích người tiền sử tại động Puông cạn là một minh chứng khảo cổ, góp phần khẳng định con người đã thường xuyên, liên tục cư trú từ thời tiền sử cho đến nay trên mảnh đất Ba Bể nói riêng, tỉnh Bắc Kạn nói chung.

Vị trí đặc biệt của động Puông cạn nằm liền kề với danh lam thắng cảnh động Puông đã được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh, bên trong động có nhiều thạch nhũ với hình thù kỳ ảo, càng hấp dẫn hơn du khách gần xa đến với địa điểm này.

Tuy nhiên, để bảo tồn, gìn giữ nguyên trạng di tích nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, tỉnh Bắc Kạn cần tuyên truyền, vận động nhân dân, du khách giữ nguyên hiện trạng địa điểm di tích, không đào đắp, san gạt, sử dụng di tích làm nơi nhốt gia súc. Đối với diện tích đất liên quan tới địa điểm khảo cổ vừa phát hiện, chưa quy hoạch vào các dự án, đề án cụ thể, tạm thời không đưa vào quy hoạch, kế hoạch mới.

Cập nhật: 20/06/2019 Theo TTXVN/VietnamPlus
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video