Bắc Kinh lần đầu tiên báo động đỏ về ô nhiễm không khí

Bắc Kinh ngày 7/12 đã lần đầu tiên nâng mức cảnh báo về ô nhiễm không khí lên mức cao nhất, sau khi làn khói mù mang theo mùi hăng khó chịu quay trở lại thành phố này.

Trung Quốc nâng mức cảnh báo ô nhiễm cao nhất

Theo tin từ Bloomberg, chính quyền thủ đô Trung Quốc nâng mức cảnh báo ô nhiễm không khí từ ngưỡng màu cam lên ngưỡng màu đỏ, có hiệu lực từ 7h sáng ngày 8/12 tới ngày 10/12. Tuyên bố này được Cục Bảo vệ môi trường thành phố Bắc Kinh đăng trên mạng xã hội Weibo ngày 7/12.

Với mức cảnh báo ô nhiễm không khí cao nhất này, một số công ty công nghiệp ở Bắc Kinh sẽ phải dừng hoặc hạn chế sản xuất, hoạt động xây dựng ngoài trời sẽ bị cấm, các trường tiểu học và mẫu giáo được khuyến cáo cho học sinh nghỉ học - theo tuyên bố trên.

Ngay cả những người khỏe mạnh cũng được nhà chức trách khuyến cáo tránh hoạt động ngoài trời và nên chọn sử dụng phương tiện giao thông công cộng.


Ô nhiễm không khí khiến bầu trời Bắc Kinh tối sầm.

Động thái nâng cảnh báo ô nhiễm không khí lên mức cao nhất của Bắc Kinh gây chú ý, bởi mức độ khói mù ngày 7/12 dù nghiêm trọng vẫn chưa dày đặc bằng làn khói mù tấn công thành phố này hồi tuần trước - khi thủ đô của Trung Quốc giữ mức cảnh bảo ở màu cam trong suốt tuần.

Theo Trung tâm Theo dõi môi trường thành phố Bắc Kinh, mật độ hạt PM2,5 - loại hạt ô nhiễm được xem là nguy hại nhất đến sức khỏe con người - vào thời điểm 6h sáng ngày 7/12 tại khu vực gần quảng trường Thiên An Môn là 208 microgam/mét khối, so với mức 666 microgam/mét khối vào tuần trước.

"Cảnh báo đỏ cho thấy chính quyền địa phương đã đẩy mạnh nỗ lực bảo vệ công dân trước tình trạng ô nhiễm. Điều này có thể xuất phát từ sức ép của Chính phủ", ông Dong Liansai, nhà vận động về khí hậu và năng lượng thuộc tổ chức Hòa bình xanh Đông Á, nhận định.

Theo Trung tâm Theo dõi môi trường Quốc gia Trung Quốc, bầu trời Bắc Kinh chỉ có thể trong xanh trở lại sau khi tình trạng khói mù đạt đỉnh điểm vào ngày thứ Tư tuần này.

Tình trạng ô nhiễm không khí nặng ở Bắc Kinh từ cuối tháng 11 đến nay đặt ra những quan ngại mới về khả năng của Chính phủ Trung Quốc trong việc cải thiện chất lượng không khí, bất chấp các nhà lãnh đạo nước này liên tục khẳng định chỗng ô nhiễm môi trường là một ưu tiên chính sách hàng đầu.

Tuần trước, mật độ hạt nguy hiểm trong không khí ở Bắc Kinh đã tăng lên mức cao gấp 25 mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).


Người Trung Quốc đeo mặt nạ bảo hộ khi tham gia cuộc thi chạy.

Tờ Nhân dân Nhật báo dẫn lời chuyên gia dự báo khí tượng-thủy văn cho hay, làn khói mù đang tấn công bầu không khí Bắc Kinh là kết quả của việc "các nhà máy xả khói và điều kiện thời tiết bất lợi". Bộ trưởng Bộ Bảo vệ môi trường Trung Quốc Chen Jining tuyên bố nước này sẽ tăng cường thanh tra các nhà máy gây ô nhiễm.

Chính phủ Trung Quốc đã hối thúc các chính quyền địa phương áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ứng phó với tình trạng ô nhiễm - theo một tuyên bố ngày 6/12 của Bộ Bảo vệ môi trường nước này.

Bộ này cũng nói rằng khí thải ô tô là một nguồn gây ô nhiễm quan trọng đối với bầu không khí ở Bắc Kinh. Theo một số ước tính, 10% số xe ô tô lưu hành ở Trung Quốc đã vượt quá tiêu chuẩn về khí thải, dẫn tới mức độ ô nhiễm không khí trầm trọng hơn.

Tuần trước, Sở Giao thông Bắc Kinh tuyên bố sẽ xem xét áp dụng một loại phí tắc đường để giảm lượng xe ra đường và giảm ô nhiễm không khí. Tờ Nhân dân Nhật báo cho rằng loại phí này sẽ ra đã phải được áp dụng từ lâu.

Theo VnEconomy
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video