Bạn muốn "bay" vòng quanh Mặt trăng? Hãy nhanh tay đăng ký với NASA!

Du hành vũ trụ rõ ràng dành cho các phi hành gia và sau này có thêm giới siêu giàu, nhưng NASA đã nghĩ ra cách để những người bình thường cũng có thể "bay" vào vũ trụ.


Tên của bạn có thể bay vòng quanh Mặt trăng trong một sứ mệnh lịch sử - (Ảnh: MIAMI HERALD)

"Bạn có thể gửi tên của mình lên Mặt trăng", các quan chức của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) viết trên Facebook. "Bằng cách nào? Hãy đăng ký tham gia để cùng gần 3 triệu "hành khách" bay quanh Mặt trăng trên tàu vũ trụ Orion thực hiện sứ mệnh Artemis 1 trong năm nay". 

Cụ thể, người dân có thể truy cập trang: https://www.nasa.gov/send-your-name-with-artemis để đăng ký.

Trang khoa học Phys.org dẫn thông báo của NASA cho biết sứ mệnh Artemis 1 là bước đầu tiên trong việc thiết lập "sự hiện diện lâu dài của con người trên Mặt trăng trong nhiều thập kỷ tới". 

"Chúng tôi sẽ hợp tác với các đối tác thương mại và quốc tế để thiết lập sự hiện diện lâu dài đầu tiên trên Mặt trăng. Sau đó, chúng tôi sẽ sử dụng những gì chúng tôi ghi nhận được trên và xung quanh Mặt trăng để thực hiện bước tiếp theo là gửi các phi hành gia đầu tiên lên sao Hỏa", NASA thông tin.

Theo NASA, có 3 sứ mệnh Artemis gồm Artemis 1, 2, 3 để tìm hiểu Mặt trăng, như bản chất nguồn gốc và thành phần địa hóa của nó. Quan trọng hơn, các phi hành gia Artemis được sắp xếp để khám phá các vùng cực nam của Mặt trăng nhằm tìm kiếm băng nước - một yếu tố quan trọng cho sự hiện diện bền vững của con người trên "chị Hằng".

Artemis cũng sẽ mở đường cho việc thương mại hóa các chuyến bay lên Mặt trăng và khai thác các tài nguyên như nguyên tố đất hiếm và heli-3.

Sứ mệnh Artemis 1 (dự kiến phóng vào cuối năm 2022): Tàu vũ trụ Orion không có người sẽ quay quanh Mặt trăng và trở lại Trái đất.

Sứ mệnh Artemis 2 (dự kiến vào năm 2024): Tàu vũ trụ Orion hoàn chỉnh cùng phi hành đoàn sẽ du hành lên Mặt trăng và quay trở lại mà không hạ cánh.

Sứ mệnh Artemis 3 (dự kiến không sớm hơn năm 2025): Đưa 2 phi hành gia nam nữ đáp xuống gần vùng cực nam của Mặt trăng.

Cập nhật: 21/06/2022 Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video