"Bản sao lạnh" của Trái đất có sự sống dạng… bạch tuộc?

Một nhà khoa học hành tinh cho biết bên dưới các biển băng ngầm của Europa, mặt trăng sự sống của sao Mộc, có thể là các sinh vật giống bạch tuộc.

Phân tích mới của giáo sư Monica Grady, chuyên ngành Khoa học hành tinh và không gian, Đại học Livepool Hope (Anh), cho rằng nếu sao Hỏa có sự sống, nó có khả năng là vi khuẩn; nhưng trên một thiên thể xa hơn – Europa – đó phải là một dạng sống thông minh tương tự những thành viên "ưu tú" nhất trong hệ động vật biển trái đất, ví dụ như bạch tuộc.

Theo bà, nơi các sinh vật này trú ngụ là vùng biển băng giá bên dưới bề mặt Europa, thứ đã được xác định gián tiếp qua nhiều bằng chứng vững chắc mà NASA thu thập được. Cho dù bề mặt đóng băng, nhưng vùng nước ấm áp bên dưới, có thể được sưởi ấm và nuôi sống bằng hệ thống thủy nhiệt giống một số nơi như Nam Cực, Hawaii… trên Trái đất, là môi trường hoàn hảo cho sự sống đại dương.


Mặt trăng Europa - (ảnh: NASA).

Những dấu hiệu mà NASA thu thập được cho thấy đó là các đại dương mặn, chứa một lượng lớn natri clorua. Bằng chứng rõ ràng nhất về các đại dương này là luồng hơi nước 193 km phun lên từ thế giới đại dương của Europa mà tàu Gallileo của NASA từng bắt gặp.

Cuộc săn tìm sự sống trên Europa đang được hiện thực hóa bằng nghiên cứu lớn mang tên COPASS của NASA, nhằm tạo ra một robot đào hầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có thể xuyên thủng bề mặt băng giá, bơi vào trong các đại dương "bắt" sự sống.

Europa nhỏ hơn một chút so với mặt trăng của Trái đất, quay quanh sao Mộc cứ sau 3,5 ngày. Thiên thể có kết cấu giống Trái đất: lõi sắt, lớp phủ đá và đại dương bề mặt. Tuy nhiên vì quá lạnh nên bề mặt các đại dương của nó bị đóng băng vĩnh cửu, trông như một bản sao băng giá của hành tinh chúng ta.

Giả thuyết sinh vật giống bạch tuộc ngoài Trái đất đã từng được đưa ra, với những bằng chứng khá dày đặc. Năm 2018, công trình của 33 nhà sinh vật học danh tiếng khắp thế giới cho thấy bạch tuộc rất có thể là con lai của một sinh vật ngoài hành tinh nên mới mang những đặc điểm và trí thông minh lạ lùng như thế.

Nghiên cứu nói trên, công bố trên rogress in Biophysics and Molecular Biology, cho thấy bạch tuộc xuất hiện một cách đột ngột trong cây gia phả, giống như thứ "từ trên trời rơi xuống" chứ không biết tiến hóa từ gì. Các nhà nghiên cứu tin rằng tổ tiên xa xưa nhất của nó đã theo sao chổi đến trái đất khoảng 540 triệu năm về trước, rồi "giao phối liên hành tinh" với một sinh vật Trái đất nào đó, sinh ra loài bạch tuộc.

Cập nhật: 13/02/2020 Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video