Cho mèo trưởng thành uống sữa, nuôi cá vàng trong bể tròn nhỏ... là những điều ta vẫn làm nhưng không ngờ chúng hoàn toàn sai.
Giống như con người, mỗi loài sinh vật trên Trái đất này đều ẩn chứa 1 đặc điểm, 1 khả năng đặc biệt.
Thế giới động vật bao la rộng lớn là thế nên nhiều người cảm thấy bất ngờ trước những sự thật về các loài vật này cũng không có gì lạ.
Hãy cùng điểm lại xem bạn có ngạc nhiên trước những sự thật thú vị này không nhé!
1. Tắc kè thích là đổi màu để ngụy trang
Tắc kè có thể đổi màu đa dạng và nhanh chóng.
Ai cũng nghĩ
Tắc kè có 1 biệt tài đặc biệt - đổi màu khi gặp nguy hiểm để ngụy trang trước kẻ thù. Lúc đó, tắc kè dường như vô hình trước mặt đối thủ.
Sự thật là
Màu da của tắc kè hoa được điều khiển bởi một hệ thống gồm các tinh thể nano phối hợp với nhau vô cùng phức tạp. Các tinh thể này co lại và giãn ra linh hoạt, cho phép các bước sóng ánh sáng khác nhau đi qua. Đó là lí do chúng có thể đổi màu nhanh chóng và đa dạng như thế.
Màu sắc tối sẽ hấp thụ ánh sáng và nhiệt, trái lại, màu sáng phản chiếu ánh sáng. Tắc kè hoa dường như rất rõ điều đó. Cụ thể, khi nhiệt độ cơ thể lên cao, chúng sẽ đổi sang màu sáng để tránh hút nhiệt và ngược lại. Như vậy, hệ thống điều khiển màu sắc của tắc kè hoa đóng vai trò như một chiếc máy điều nhiệt.
2. Bồ câu, chim hay vịt ăn bánh mì thoải mái
Mọi người tin
Trong tiết trời đẹp đẽ, bạn ngồi bên bờ sông và rồi vui vui bẻ vụn bánh mì cho lũ vịt, chim đang nhao nhao dưới chân là một thú vui tao nhã.
Bánh mỳ sẽ làm đầy dạ dày, "đánh lừa" chúng, không chừa chỗ cho các thức ăn thật sự.
Sự thật là
Bạn không nên cho bồ câu, gà, vịt, ngỗng… ăn bánh mỳ. Lí do là diều của các loài này - nơi trữ thức ăn tạm thời của chúng có kích thước rất nhỏ. Thêm vào đó, chúng không hề có răng để nghiền nát thức ăn. Nếu cho chúng ăn bánh mỳ, miếng bánh dễ dàng bị mắc kẹt lại trong diều. Khi bị kẹt, bánh mỳ sẽ lên men, men đó sẽ đầu độc các loài này.
Thêm nữa, bánh mỳ không hề chứa những chất dinh dưỡng mà các loài chim nói trên cần. Thức ăn tự nhiên của chúng là các loại hạt, côn trùng và đôi khi là các sinh vật nhỏ. Do đó, việc các loài này ăn bánh mỳ sẽ giống như việc con người chúng ta… nuốt kẹo cao su vậy.
Bánh mỳ sẽ làm đầy dạ dày, "đánh lừa" chúng, không chừa chỗ cho các thức ăn thật sự. Như vậy, những loài này sẽ thiếu dinh dưỡng, dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm.
3. Cho mèo trưởng thành uống sữa có gì sai?
Mèo trưởng thành, uống sữa có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Mọi người nghĩ
Sữa là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho mèo vì hầu hết trong quảng cáo và phim hoạt hình đều có hình ảnh này mà.
Sự thật là
Trong các sản phẩm sữa chứa 1 chất gọi là carbohydrate (đường) lactose. Để tiêu hóa được chất này, hệ tiêu hóa phải chứa enzyme lactase. Cơ thể mèo con sản sinh ra rất nhiều enzyme này, nhưng khi chúng trưởng thành, lượng enzyme đó giảm xuống rõ rệt.
Lượng enzyme không đủ để đảm bảo ổn định cho hệ tiêu hóa của mèo khi chúng tiêu thụ thực phẩm có đường lactose. Thế nên, với mèo trưởng thành, uống sữa có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, thường là chúng sẽ bị tiêu chảy và khó chịu.
4. Cá là để nuôi trong bể tròn, thế mới đẹp!
Nuôi cá trong bình tròn, cá sẽ không có đủ oxy để tồn tại.
Ai cũng tin
Một chú cá vàng bơi tung tăng trong chiếc bể hình tròn bé xinh mới thật đáng yêu làm sao.
Sự thật là
Các bể cá hình tròn thường có phần miệng bé hơn phần thân. Điều này dẫn đến việc tỉ lệ oxy hòa tan vào nước bình sẽ bị giảm xuống, do đó, cá trong bình sẽ không có đủ oxy để tồn tại.
Hơn nữa, do bể nhỏ nên chúng ta chỉ có thể cho một lượng nước vừa phải. Lượng nước như vậy không đủ để giữ nhiệt độ ở trạng thái ổn định. Mà bể lại không đủ rộng để lắp đặt bất cứ một dụng cụ điều chỉnh nhiệt độ nào. Do đó, cá chết trong bình là điều một sớm một chiều.