Bạn thường nghe câu “Sét chẳng đánh nơi nào đến 2 lần”, nhưng sự thật là...

Và còn có những nhầm tưởng sai bét khác về sấm sét, hãy kiểm chứng ngay đi.

Không lãng mạn như trên phim, cơn mưa ngoài đời đôi khi rất phiền phức và còn kèm theo giông lốc nguy hiểm.

Dù vậy, nó vẫn xảy ra thường xuyên và chúng ta chỉ còn cách tìm hiểu thêm về hiện tượng này để bảo vệ mình. Vậy bạn có chắc là mình hiểu rõ về sấm sét trong cơn mưa? Cẩn thận, đừng mắc phải 5 "nhầm lẫn nhẹ" dưới đây.

1. Xe ô tô có bánh cao su cách điện nên giảm nguy cơ bị sét đánh?

Không hẳn là như thế. Xe ô tô vẫn có thể bị sét đánh như thường. Nhưng khi trời sấm sét, xe ô tô lại khá an toàn do được che kín từ tất cả các phía.

Nếu sét đánh trúng, điện sẽ chỉ truyền bên ngoài phần khung ô tô, sau đó theo bánh xe thoát xuống đất. Vậy nên, hãy đảm bảo là bạn đóng kín tất cả cửa trên ô tô khi trời mưa.

Ngược lại, với xe máy hay xe ô tô không đóng mui, chúng cũng có bánh xe cao su nhưng lại không có mái che nên sẽ kém an toàn khi di chuyển trong mưa giông.

2. "Sét chẳng đánh 1 nơi đến 2 lần"?

Trong tiếng Anh có một thành ngữ: "Lightning Never Strikes the Same Place Twice"! Nghĩa đen của câu nói chính là, bị sét đánh là việc cực xui xẻo nhưng rất hiếm gặp, chẳng thể xảy ra đến 2 lần đâu.


Tòa nhà Empire State thường "dính đòn" sấm sét.

Tuy nhiên, điều này không đúng trên thực tế. Lấy ví dụ tòa nhà Empire State của bang New York, Mỹ. Chiều cao "khủng" 444m (gồm cả cây ăng-ten) đã biến nơi này thành mục tiêu ưa thích của thiên lôi.

Ước tính nó bị sét đánh khoảng 25-100 lần mỗi năm, tùy theo các nguồn tin khác nhau. Được biết, chỉ trong một đêm mưa gió mùa xuân năm 2011, thiên lôi đã gõ cửa tòa nhà này đến 3 lần riêng lẻ.

3. Sét chỉ giáng xuống khi trời đang mưa?

Theo các chuyên gia, phạm vi hoạt động của sấm sét rộng hơn cơn mưa giông đến 5km. Ví dụ nếu chỉ mình Quận 1, TP.HCM đang có mưa giông, thì các quận lân cận như Bình Thạnh vẫn có nguy cơ "dính" sấm sét.


Trời đang xanh vẫn có thể gặp sấm sét, nếu mây đen ở đâu đó khá gần.

Ngoài ra, có trường hợp vị trí bị sét đánh cách xa đám mây đen đến 40km. Hiện tượng này được các chuyên gia Mỹ gọi là "Bolts from the Blue" (Tia chớp từ cao xanh).

Nếu vị trí sét đánh cách xa đám mây tích điện đến 80km thì gọi là hiện tượng "Anvil lightning". ("Anvil" nghĩa là cái đe, thợ rèn thường dùng búa đập vào mặt đe để rèn sắt).

Vì sét có thể đánh ngoài phạm vi mưa, thậm chí sau cơn mưa, nên bạn hãy cố gắng ở yên trong nhà thêm 30 phút khi mưa giông đã qua.

4. Đeo headphone khiến bạn bị thiên lôi dòm ngó nhiều hơn?

Điều này chỉ đúng khi bạn đang ở độ cao từ 30m trở lên. Nhưng dĩ nhiên, ngang nhiên bước đi giữa cơn giông đã đủ nguy hiểm rồi, chỉ là đeo headphone không làm tăng mối nguy ấy hơn thôi.

5. Trong cơn giông, ở trong nhà là tuyệt đối an toàn?

Ngôi nhà với 4 bức tường cùng mái che đầu là nơi trú ngụ tốt trong cơn mưa.

Tuy nhiên, bạn cần tránh xa những vật sau: cửa ra vào, cửa sổ, điện thoại cố định, nguồn điện, vật dẫn điện, bồn nước, nhà tắm... Và bạn cũng nhớ rút điện TV, máy vi tính để bảo vệ những thiết bị này nữa.

Cập nhật: 25/08/2018 Theo helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video