Bão mặt trời gây nhiễu vệ tinh của trái đất

Đốm đen khổng lồ trên mặt trời vừa tỏa ra một đợt bùng phát mặt trời rất mạnh vào hôm 16/5, tạo nên trận bão bức xạ với cường độ đủ mạnh để làm nhiễu các vệ tinh quay quanh trái đất.

>>> Nhóm vết đen khổng lồ xuất hiện trên mặt trời

Trận bùng phát tia mặt trời tỏa ra từ đốm đen khổng lồ AR 1476 có đường kính lên tới 100.000km. Cơn bùng phát tạo ra trận bão bức xạ hạng S2 bao quanh hành tinh chúng ta, Trung tâm dự báo thời tiết không gian (SWPC) thuộc Cơ quan khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) vừa cho biết.

Trung tâm đưa trận bão này vào hạng S2, nghĩa là mức độ vừa phải, có khả năng gây nhiễu các vệ tinh bay quanh trái đất. Những người đang bay trên vùng vĩ độ cao cũng sẽ bị tiếp xúc với lượng bức xạ cao hơn. Sóng radio trên các vùng có nắng của trái đất cũng sẽ bị nhiễu.


Đốm đen AR 1476 gần vị trí sao Mộc (Jupiter) đi qua mặt
trời có đường kính lên tới 100.000km (Nguồn: Space)

Các nhà khoa học mô tả trận bùng phát lần này thuộc hạng M5. Các trận bùng phát mặt trời được phân thành 3 hạng, gồm C, M và X. C là hạng nhẹ nhất, X là hạng dữ dội nhất.

Bão mặt trời hạng X có thể tạo ra những trận bão phóng xạ kéo dài trên bầu khí quyển của trái đất và gây ra hiện tượng mất sóng radio kéo dài. Bão hạng M gây mất sóng radio trong thời gian ngắn tại những vùng cực của trái đất và một vài trận bão phóng xạ rải rác. Bão hạng C ít gây ra hậu quả đáng chú ý.

Những trận bùng phát tia mặt trời thường đi kèm với đợt bùng phát vành nhật hoa, với những đám mây plasma mặt trời được bắn vào vũ trụ với vận tốc 5 triệu km/h. Nếu những đám mây này chạm tới trái đất, chúng có thể làm nhiễu sóng GPS, tín hiệu radio và ảnh hưởng tới lưới điện, cũng như khiến ánh sáng ở vùng cực bắc và cực nam bùng lên.

Sau một thời gian bình yên một cách đáng ngạc nhiên trong giai đoạn 2005-2010, mặt trời bắt đầu thức giấc từ năm ngoái, tạo ra vô số trận bùng phát tia mặt trời và nhật hoa mạnh.

Các chuyên gia cho rằng những đợt bùng phát đó sẽ tiếp tục trong năm sau. Đỉnh điểm hoạt động của mặt trời trong chu kỳ 11 năm sẽ rơi vào năm 2013.

Tham khảo: Space

Theo Đất Việt, Space
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video