Bảo quản rau nhiều tuần bằng màng mỏng

Nắm vững một số phương pháp bảo quản rau có thể giúp các bà nội trợ không phải lặn lội đi chợ trong những ngày mùa đông lạnh giá, mưa phùn mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho gia đình.

Việc chuẩn bị một bữa ăn với các loại rau, củ tươi cũng trở nên khó khăn, vất vả hơn. Nhưng nếu sử dụng một số công nghệ bảo quản rau quả đơn giản, tiết kiệm chi phí, chỉ cần đi chợ một lần nhưng vẫn có rau quả tươi dùng cho cả tháng.

Trong dân gian có một số biện pháp truyền thống vẫn thường được áp dụng để bảo quản rau quả như vùi củ, quả xuống cát ẩm để hạn chế sự mất nước hoặc quết vôi vào vết cắt ở cuống, gốc để tránh vi khuẩn xâm nhập vào rau, quả…

Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ áp dụng được với một số ít loại củ quả, thời gian bảo quản cũng không được lâu. Nhiều loại củ, quả khi vùi xuống cát ẩm bị mọc mầm lại. Đặc biệt, bảo quản theo các cách truyền thống này không đảm bảo về hàm lượng dinh dưỡng cũng như màu sắc cảm quan của rau, củ, quả sau bảo quản. 

Bí được bọc bằng màng bảo quản có thể để lâu khoảng hai tuần mà vẫn giữ được hàm lượng dinh dưỡng trong khi không bảo quản sẽ bị thối, nẫu sau bốn ngày. Ảnh: Thành Hưng

Hiện nay, cách bảo quản phổ biến nhất là bảo quản lạnh. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, cách bảo quản này không tiết kiệm năng lượng lại đòi hỏi chi phí cao. Ngoài cách thức bảo quản lạnh, có rất nhiều loại màng bao rau quả như: PE (Polime Ethylene), PP (Hydrophobic polypropylene) , LDPE (Low degree hydrophobic polypropylene) , HDPE (Hight degree hydrophobic olypropylene), BOQ – 15, OTTC, OTR, OTR 4000...

Các loại màng này đều được làm dựa trên công nghệ MAP (Modified Atmosphere Packaging – môi trường khí quyển cải biến) có khả năng kéo dài thời gian bảo quản rau quả từ 15 đến 20 ngày ở nhiệt độ từ 10 đến 20 độ C, trong nhiệt độ thường có thể bảo quản khoảng từ 3 đến 4 ngày. "Các túi này có độ dày mỏng khác nhau từ 25 đến 50 micromet, có cấu tạo khác nhau. Vì vậy, chúng sẽ có khả năng thấm hút khí và nước khác nhau giúp điều chỉnh môi trường bảo quản luôn ổn định, kiềm chế quá trình hô hấp của rau quả, giúp rau quả có thể sống được lâu, ít bị biến đổi về độ cứng, hương vị trong bảo quản”, Tiến sĩ Chu Doãn Thành, trưởng bộ môn bảo quản sau thu hoạch, Viện Nghiên cứu và bảo quản thực phẩm, cho biết. 

Hiện, các nhà nghiên cứu còn tìm hiểu để đưa ra phương pháp bảo quản rau, củ, quả thích hợp trong điều kiện VIệt Nam một cách khoa học. Ảnh: Thành Hưng

Phương pháp này có thể dùng để bảo quản rất nhiều loại rau, củ, quả, đặc biệt là các loại rau, củ, quả trong mùa đông như: Cải bắp, cải thảo, bí đao, su hào, súp lơ, cà rốt… Phương pháp MAP làm giảm cường độ hô hấp và các quá trình biến đổi sinh lý, sinh hóa của rau, kéo dài thời gian “sống” của rau lâu hơn so với bình thường. Công nghệ này còn có tác dụng ngăn cản sự bay hơi nước, thay đổi nồng độ ôxy và cacbonic theo hướng tích cực, giúp hạn chế việc thất thoát các vitamin và khoáng chất của rau, củ, quả trong quá trình bảo quản. Nhờ đó, hàm lượng dinh dưỡng của rau, củ, quả được đảm bảo.

“Sử dụng các loại màng bọc này cho thấy một kết quả bảo quản tốt. Một quả bí đã cắt dở nếu dùng màng bảo quản bọc lại vẫn có thể để đến hai tuần sau mà vẫn ngọt và không bị sượng. Nếu không dùng màng bảo quản thì chỉ được ba đến bốn ngày bí đã thối nũng”, anh Lê Quý, làm việc tại siêu thị Big C vừa cho biết.

Ngoài ra, phương pháp này rất đảm bảo về kinh tế. Chi phí để bảo quản 1kg rau quả bằng phương pháp bọc màng bảo quản chỉ hết khoảng 200 đồng. “Các loại túi, màng để bọc bảo quản rau quả rất tốt. Rau muống, rau cải… có thể để đến 6, 7 ngày mà không bị héo, bị úa hay nũng. Khi luộc lên nước vẫn rất xanh và rất ngọt… Chỉ cần bỏ ra 45.000 đồng mua một kg túi, màng bọc về có thể dùng cả năm”, bà Vũ Thị Đào, sống tại Ngõ 175, Cầu Giấy chia sẻ.

Tuy rất tiềm năng nhưng việc ứng dụng phương pháp bảo quản rau này ở Việt Nam chưa nhiều. Theo tiến sĩ Thành, hiện các nhà khoa học Việt Nam mới bước đầu nghiên cứu để ứng dụng vào từng loại rau, quả cụ thể ở trong nước. 

Bao PE có độ thấm khí kém nên để tăng cường chất lượng bảo quản rau quả, phải dùng kỹ thuật đục lỗ. PE 40 có nghĩa là màng có 40 lỗ với đường kính 0,1mm/lỗ.
OTR là một loại màng chất dẻo, cấu trúc có độ thấm khí nhất định. Cấu trúc này có khả năng làm giảm độ hô hấp yếm khí, hạn chế nồng độ ôxy chứa trong bao.
OTR 2000: Loại bao có độ thấm khí với mức thấm là 2000 ml ôxy trong 1 giờ/m2.

Theo Báo Đất Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video