Bắt được tín hiệu vô tuyến truyền từ 8 tỉ năm trước, như nhịp tim

Tín hiệu vô tuyến "bùng nổ" và có nguồn gốc hết sức đáng sợ này có thể được dùng để "cân" vũ trụ.

Tín hiệu bí ẩn được mang số hiệu FRB 20220610A, truyền từ thế giới 8 tỉ năm trước, là một "chớp sóng vô tuyến".

Chớp sóng vô tuyến là dạng tín hiệu vô tuyến nhanh, mạnh mẽ, có thể đi qua vùng không gian liên thiên hà. Nhiều giả thuyết bủa vây dạng tín hiệu vô tuyến này, có người cho rằng nó đến từ các vụ va chạm lỗ đen, sao neutron ("thây ma" của các ngôi sao khổng lồ), thậm chí là từ người ngoài hành tinh.


Tín hiệu vô tuyến mới có thể truyền từ một vụ va chạm thiên hà 8 tỉ năm trước - (Ảnh: Shutterstock).

Theo Live Science, tín hiệu này cổ xưa và xa gấp 1,5 lần so với chớp sóng vô tuyến giữ kỷ lục trước đó.

Trong góc nhìn từ kính thiên văn vô tuyến, ánh sáng từ sự kiện bùng nổ nhấp nháy theo chu kỳ như nhịp tim.

Lần này, các nhà khoa học tin rằng họ biết được nguồn gốc của nó: Một vụ va chạm khốc liệt giữa ba thiên hà cổ đại.

Việc tín hiệu này truyền từ quá khứ, khi vũ trụ còn "trẻ tuổi" đem đến cơ hội hiếm có để các nhà khoa học "cân" khối lượng của vũ trụ, và có thể là tìm ra câu trả lời cho việc một nửa vật chất của nó đã đi đâu.

"Nếu chúng ta tính số lượng vật chất thông thường trong vũ trụ - các nguyên tử cấu thành tất cả bao gồm chúng ta - thì có thể thấy rằng hơn một nửa những gì lẽ ra có ở đó ngày nay đã bị thiếu" - Giáo sư Ryan Shannon từ Đại học Swinburne (Úc), đồng tác giả, cho biết.

Họ tin rằng vật chất bị thiếu đang ẩn náu trong các thiên hà, nhưng nó có thể nóng và khuếch tán đến nỗi các kỹ thuật thông thường không thể tìm thấy.

Hiện nay, có hai cách để tìm ra chúng. Một là dùng thấu kính hấp dẫn - tức các vật thể tiền cảnh khổng lồ như thiên hà, cụm thiên hà, cụm sao... - để xem vật chất tác động như thế nào đến đường đi của ánh sáng từ các thiên hà xa xôi.

Cách thứ hai là xem xét ánh sáng đầu tiên của vũ trụ - bức xạ còn sót lại từ vụ nổ Big Bang - điều có thể tiết lộ nơi vật chất kết tụ đầu tiên trước khi vũ trụ bắt đầu giãn nở.

Tuy nhiên, hai phương pháp này còn nhiều nhược điểm, đôi khi không thống nhất với nhau và với nhiều lý thuyết tiêu chuẩn trong vũ trụ học.

Các tín hiệu vô tuyến như FRB 20220610A là giải pháp thứ ba hoàn hảo. Khi các xung chớp sóng vô tuyến di chuyển trong không gian, chúng sẽ tách vật chất mà chúng đi ngang qua thành các tần số khác nhau của xung ánh sáng.

Độ trễ giữa tần số cao và thấp trong tín hiệu có thể giúp các nhà thiên văn tính ra lượng vật chất mà tín hiệu vô tuyến đã đi qua.

Cập nhật: 20/10/2023 NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video