Bất ngờ với loài cây đẹp lộng lẫy nhưng lại có khả năng gây ra cái chết đau đớn

Thường được sử dụng kết vòng hoa trong những sự kiện quan trọng, nhưng nguyệt quế núi lại chứa độc chất gây chết người dù tiếp xúc với liều lượng nhỏ.

Nguyệt quế núi, tên khoa học là Kalmia latifolia, có màu hồng và trắng rất đẹp, nở rộ vào gần cuối mùa xuân. Đây là một loài hoa tiêu biểu cho những loài hoa đẹp xinh xắn đại diện cho bang Conneticut của Mỹ. Chúng cũng mọc ở khắp vùng phía đông nước Mỹ.


Nguyệt quế núi loài hoa xinh xắn đại diện cho bang Conneticut của Mỹ. (Ảnh minh họa).

Nguyệt quế núi cao từ 3-9m, thường mọc trên sườn núi và trong rừng. Hoa nguyệt quế núi thường nở rộ vào tháng 5, tháng 6, có hình tròn, mọc thành chùm gồm nhiều màu khác nhau, từ màu trắng, hồng nhạt, hồng đậm, màu đỏ.

Nhụy hoa rất thu hút côn trùng và ong bướm đến hút mật. Những màu rực rỡ thường là những giống lai tạo và nhân giống về sau, còn màu tự nhiên của hoa thường là màu sáng.


Hoa có màu hồng và trắng rất đẹp.

Hoa nguyệt quế không thích hợp để trồng thương mại nhưng được dùng để kết vòng hoa, và gỗ của thân cây dùng làm đồ nội thất và dụng cụ gia đình.

Dù rất lộng lẫy nhưng hoa nguyệt quế núi lại chứa độc chất gây chết người, Science Daily cho hay. Hai loại độc chính trong hoa nguyệt quế núi là andromedotoxin và arbutin. Với liều lượng cao, chất độc andromedotoxin khiến một phần trái tim đập nhanh hơn, và phần còn lại đập chậm tới mức nguy hiểm.


Nguyệt quế núi thường được sử dụng kết vòng hoa trong những sự kiện quan trọng...

Trái tim của người khỏe mạnh có cánh cổng tự nhiên để ngăn chặn một nửa số xung điện ảnh hưởng tới tim. Chất độc sẽ gây ra hội chứng Wolff – Parkinson – White, khiến hoạt động của cánh cổng rối loạn. Khi đó toàn bộ xung điện sẽ chạy tới tim, khiến tim ngừng đập và gây tử vong.

Khi tiếp xúc với liều lượng nhỏ chất độc Andromedotoxin, con người sẽ nôn liên tục, mắt, mũi tiết nhiều nước và dịch. Một giờ sau, hoạt động hô hấp sẽ chậm dần, con người mất khả năng cử động, sau đó hôn mê và chết. Điều đáng sợ là mật ong cũng có thể chứa toàn bộ đặc tính của chất độc Andromedotoxin nếu ong từng lấy mật từ hoa của cây nguyệt quế núi. Người Hy Lạp gọi loại mật này là “mật điên”. Họ dùng nó để đánh bại chiến binh Xenophon thành Athen vào năm 400 trước Công nguyên.

Cập nhật: 12/01/2018 Theo Vietq
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video