Từ ruồi, muỗi cho đến chuột, ếch nhái đều có thể trở thành con mồi cho các cây ăn thịt. Loài thực vật này sở hữu các loại bẫy tinh vi và khả năng cử động nhanh như chớp.
Cây gọng vó, tên khoa học là Drosera burmannii Vahl. Cây gọng vó có hơn 170 phân loài. Chúng là loài cây ăn thịt phổ biến trên thế giới, nó được tìm thấy ở khắp các châu lục, trừ Nam Cực. Chúng sống trong các đầm lầy hay các bãi than bùn. Những chiếc lá của chúng có rất nhiều lông tuyến, ở đầu những lông tuyến này có một chất lỏng dính trông giống như một giọt nước giúp thu hút các loài côn trùng. Đó chính là cái bẫy. Nếu côn trùng sa bẫy và cố gắng kháng cự thì sẽ chết trong vòng 15 phút do kiệt sức và do các chất nhầy bao quanh khiến chúng bị ngạt thở. Những chiếc lông tuyến của cây bắt đầu tiết ra chất tiêu hoá và con mồi sẽ bị 'ăn' hoàn toàn trong vòng một đến hai ngày. Trong thời gian đó, những chiếc lông tuyến sẽ không thực hiện bất kỳ kích thích hoá học nào khác và trở lại vị trí ban đầu của chúng. Sau khi nhấm nháp con mồi, những phần còn lại không được tiêu hoá của con mồi sẽ bị những luồng gió thổi bay.
Cây nắp ấm có tên khoa học là Nepenthes. Một số lá của chúng tạo thành hình ấm để bắt côn trùng. Bên trong lá hình ấm có lông răng. Đó là vòng tròn chứa các gai nhỏ hướng xuống dưới và bao quanh lối vào ấm. Ở phía trên ấm có một nắp để ngăn chặn nước mưa (nếu nước mưa vào quá nhiều thì các enzyme tiêu hóa sẽ bị hòa tan hết). Nắp có vô số tế bào trong và mờ nên côn trùng dễ lầm tưởng đó là một mảng của bầu trời. Khi con mồi rơi vào lá, nắp sẽ nhanh chóng úp xuống để nó không thể thoát ra. Sau đó con mồi sẽ trượt xuống phần cuống lá, nơi có rất nhiều enzyme tiêu hóa đang chờ sẵn. Trong hình là loài nắp ấm Nepenthes bicalcarata.
Cây Bladderwort được xem là thực vật ăn thịt phổ biến nhất với hơn 200 loài. Chúng là loài ăn thịt sống dưới nước hoặc những vùng đất ngập nước, có các bẫy giống như bong bóng nhỏ trên lá. Những chiếc bẫy có các van được thiết lập bởi nhiều tuyến, bên trong thân cây sẽ liên tục bơm nước ra ngoài, và nó sẽ tạo ra một áp lực bên trong cái túi của cây. Khi con mồi đi ngang qua cây, mồi sẽ tạo ra một rung động nhỏ, và kích thích những sợi lông siêu nhạy cảm khiến bẫy hút nước và hút cả các con mồi. Tiếp theo nó sẽ tiết ra các chất men tiêu hóa để hòa tan xác con mồi, và các chất dinh dưỡng từ con mồi này sẽ được tiêu thụ trong vài giờ. Sau đó, loài cây lại mở ra và cho nước vào, bơm phồng cái bẫy như lúc ban đầu. Bladderwort có thể bắt tới 1.000 con mồi mỗi ngày. Mồi là các sinh vật như côn trùng, giun và động vật nhỏ dưới nước.
Bẫy ruồi Venus flytrap có tên khoa học là Dionaea muscipula. Đây là loài cây ăn thịt nổi tiếng nhất thế giới. Cây bắt ruồi Venus có những chiếc lá kỳ lạ với hai mảnh có khớp nối với nhau. Mỗi lá đều có mép gai nhọn. Nó bắt và tiêu hoá con mồi (phần lớn là các loài côn trùng và động vật thuộc lớp nhện) bằng cái bẫy được tạo nên từ chiếc lá. Hệ thống hoạt động của cái bẫy là sự kết hợp giữa sức đàn hồi, sức phồng và sự phát triển. Loài cây này chỉ mọc ở vùng Carolina, Mỹ. Lá cây có hình hai nắp chai úp vào nhau với hàm răng tua tủa. Bên trong lá cây là hai sợi tóc rất nhạy cảm. Chỉ cần côn trùng đậu và chạm vào hai sợi tóc này, lá cây lập tức ụp lại khiến cho côn trùng không thể thoát ra. Bên trong, chất phân hủy sẽ trào ra giết chết nạn nhân và biến chúng thành chất sinh dưỡng cho cây. Quá trình tiêu hoá diễn ra trong vòng 10 ngày, sau đó, cái bẫy lại được mở ra và tái sử dụng. Một khi đã đóng, lá cây có vai trò như dạ dày ngoài, tiêu hóa các mô mềm của con bọ. Vài ngày sau, khi lá mở ra, chỉ còn sót lại mỗi lớp xác khô. Thông thường, mỗi một cái bẫy hiếm khi bắt 3 con mồi trong suốt vòng đời của mình.
Cây hố bẫy có tên khoa học là Sarracenia, thường sống trong các đầm lầy Bắc Mỹ. Lá cây này nằm sát mặt đất, mỗi lá có dạng một bao đài, phiến lá của cây có nắp sặc sỡ trong như cái dạ dày, ở trong “dạ dày” đó có nhiều tuyến tiết mật thu hút sâu bọ. Khi sâu bọ sa vào thi không tài nào thoát được. Bên trong cái "dạ dày" cũng chứa dung dịch tiêu hoá gíông như cây nắp ấm.
Cây cỏ bơ (butterwort) sống ở những khu vực ẩm ướt ở châu Mỹ, châu Âu và Bắc Á. Loài thực vật này sử dụng những chiếc lá có chất dính của mình để thu hút, bẫy và tiêu hoá côn trùng. Những lỗ đặc biệt trên bề mặt chiếc lá tiết ra chất nhầy trông giống như những giọt nước trên bề mặt lá. Chính sự xuất hiện của những "giọt nước" này đã thu hút được sự chú ý của những con côn trùng đi tìm nước. Khi côn trùng đậu xuống, cây tiết ra nhiều chất nhầy hơn. Con mồi sẽ bị dính chặt và bọc trong đống chất nhầy này.
Cây xoắn ốc: Giờ chúng ta sẽ đến cây xoắn ốc. Khi các vi sinh vật đi vào rễ cây qua một khe nhỏ để tìm thức ăn. Và nhanh chóng nhanh chóng bị lạc trong mê cung rối rắm này. Vô số lông cong ngăn không cho nó thoát ra ngoài, hướng nó vào khoang trung tâm có nồng độ oxy thấp gây tử vong và chứa các enzyme tiêu hóa chúng.
Cây lá chén California không thích tuân theo những quy luật thông thường của loài thực vật săn mồi, mà lại muốn sử dụng những cách chơi đùa và đánh lừa chúng tự chui đầu vào tử thần. Cụ thể, thay vì lấy đầy nước mưa như người anh em của mình kể trên, loài cây này tự chủ động bơm nước vào, cũng bởi vì nó có một đường dẫn nối thẳng vào đó. Điều này khiến cho những con mồi ngây thơ nếu vô tình tò mò bò vào sẽ bất ngờ bị đóng cửa ra, và sau đó nước tràn đến nhấn chìm, tiêu hóa dần. Không chỉ đơn thuần là che giấu cửa ra, loài cây này còn nham hiểm hơn, có những vùng lá trong suốt làm cửa ra giả, khiến cho con mồi chỉ tập trung loay hoay không hiểu tại sao không đi qua được màng đó, mà không để ý đến lối thoát thực sự ở nơi khác...
Cây rong bắt mồi nổi cỡ lớn: Cây rong bắt mồi sử dụng phương thức hoàn toàn khác để bẫy con mồi. Loài cây này có mặt ở ao, hồ và suối, với các sợi lông tơ "kích thích" trên bề mặt bọng (là những túi rỗng nhỏ) sẽ bắt dính khi con mồi trôi qua. Tất cả hành động này chỉ diễn ra trong vài phần triệu giây - nhanh gấp 100 lần so với cây bắt ruồi Venus. Có mặt ở miền đông nam Hoa Kỳ, cây rong bắt mồi nổi cỡ lớn, đúng như tên gọi, là một trong những loài lớn nhất, với tua mọc dài đến hai mét. Trong thực tế, kích cỡ của cây này đe dọa các loài cây và côn trùng bản địa, vì loài cây ăn thịt xâm lấn này chiếm phần lớn diện tích mặt nước.
Bụi cây bắt ruồi Gorgon’s Dewstick: Trong khi một số loài cây ăn thịt, như cây bắt ruồi Venus, trông có vẻ đáng sợ thì một số khác lại bẫy con mồi bằng vẻ ngoài vô hại. Có mặt ở tỉnh Western Cape ở Nam Phi, loài cây bụi có lá mảnh mai này có vẻ ngoài khiến người ta bị đánh lừa. Cây này còn được gọi là bụi cây bắt ruồi, vì nó có những "xúc tu" với chất nhầy dính để bắt con mồi. Nhưng loài cây này không ăn côn trùng. Thay vào đó, nó sẽ đợi loài bọ nhảy trên cây có tên là bọ sát thủ (Pameridea roridulae) đến ăn con mồi, và loài cây này sẽ tận hưởng chất dinh dưỡng có trong dịch chất mà loài bọ này làm rơi lại.
Cây dứa Brocchinia Reducta: Họ dứa cảnh là họ cây trong đó có quả thơm cũng như một số loại cây cảnh trồng trong nhà phổ biến và nhiều màu sắc. Nhưng trong số họ hàng cũng có vài loài ăn thịt. Có ba loại cây dứa ăn thịt, trong đó có cây dứa brocchinia reducta mọc ở Nam Mỹ. Cũng như các cây họ dứa khác, phần thân lá cuộn như dạng hoa hồng là nơi chứa nước. Hình dạng giống như hoa này được cho là để thu hút côn trùng, cùng với lớp chất bọc lá phản chiếu tia UV trong ánh sáng. Và để ăn chắc, cây này còn có mùi thơm ngọt ngào, quyến rũ mời gọi bữa tối của nó lại gần. Côn trùng bị dụ lại gần sau đó sẽ bị bẫy vào trong, trói chặt và dìm chết, sau đó phân hủy thành món "súp dinh dưỡng".