Bẫy bắt muỗi truyền virus Zika

Nhóm các nhà nghiên cứu Argentina phát triển một loại bẫy nhắm vào Aedes aegypti, loài muỗi chịu trách nhiệm lớn nhất cho việc lan truyền virus Zika.

Theo UPI, chiếc bẫy bao gồm một cốc nhựa ngâm hóa chất diệt ấu trùng pyriproxyfen. Khi đổ đầy nước, chất liệu polyethylene mật độ thấp sẽ giải phóng hóa chất diệt ấu trùng. Tương tự như mặt nước lặng, chiếc cốc đem đến cho những con muỗi một nơi hấp dẫn để đẻ trứng. Các nhà nghiên cứu mô tả phát minh trong công trình đăng hôm qua trên Tạp chí Côn trùng học Y khoa.


Cốc bắt muỗi giải phóng hóa chất diệt ấu trùng khi đổ đầy nước. (Ảnh minh họa: A. J. Sisco).

Pyriproxyfen được sử dụng rộng rãi để kiểm soát số lượng muỗi ở những khu vực nhiệt đới, nhưng phát minh mới nhất hứa hẹn đem đến phương pháp diệt muỗi chuẩn xác hơn. Thuốc diệt ấu trùng ngăn cản con non phát triển thành nguồn gieo bệnh.

"Đây là một ý tưởng tuyệt vời. Pyriproxyfen có thể chảy ra xung quanh môi trường. Việc ngâm nó vào nhựa cho phép đặt hóa chất ở nơi mong muốn", Grayson Brown, nhà côn trùng học ở Đại học Kentucky, Mỹ, nhận xét.

Nghiên cứu trước đây làm dấy lên lo ngại về mối liên hệ giữa pyriproxyfen và bệnh đầu nhỏ, ảnh hưởng tới sự phát triển của đầu và não thai nhi do virus Zika. Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc Hiệp hội Côn trùng học Mỹ cho biết chưa tìm ra mối liên hệ.

Theo nhóm nghiên cứu, chiếc bẫy không phải phương pháp tối ưu, nhưng vẫn giúp giảm bớt số lượng muỗi Aedes aegypti. "Đây là một công cụ rất tiềm năng nhằm kiểm soát muỗi và chúng ta cần mọi công cụ hữu ích như vậy", Brown nói.

Cập nhật: 07/04/2016 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video