Bể bơi công cộng và những sự thật đáng sợ

Đi bơi là thú vui, là cách giải nhiệt của nhiều người, kể cả người lớn lẫn trẻ em, trong cái nóng oi ả của mùa hè. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về các nguy cơ cũng như cách phòng tránh cho mình và người thân khỏi "rước vạ vào thân" khi lặn ngụp ở các bể bơi hoặc hồ bơi công cộng.

Trung tâm kiểm soát bệnh dịch Mỹ (CDC) đã phối hợp cùng Hội đồng sức khỏe và chất lượng nước cũng như Quỹ tài trợ bể bơi quốc gia của nước này xúc tiến chương trình "Bơi lội lành mạnh" thường niên. Mục tiêu của họ là nâng cao nhận thức của mọi người về nhiều nguy cơ tiềm ẩn ở các bể bơi cũng như những gì bạn có thể làm để có hoạt động bơi lội sạch sẽ và tốt cho sức khỏe nhất có thể.

CDC nhấn mạnh, bơi lội là một hoạt động vô cùng thú vị, nhưng có rất nhiều điều chúng ta cần phải lưu ý. Chẳng hạn như, việc mắt của bạn bị đỏ ngầu sau khi đi bơi không phải bắt nguồn từ sự kích ứng với chất clo trong nước bể bơi.


Bơi lội là một hoạt động vô cùng thú vị, nhưng có rất nhiều điều chúng ta cần phải lưu ý.

Tiến sĩ Michael J. Beach, lãnh đạo chương trình Nước tốt cho sức khỏe của CDC, cho hay: "Clo kết hợp với tất cả những thứ nó đang cố gắng tiêu diệt từ cơ thể của bạn và nó hình thành nên các hóa chất gây kích ứng. Chính sự kết hợp giữa clo với nước tiểu và mồ hôi là thủ phạm làm cay đỏ mắt của bạn".

Ông Beach đưa ra một ví dụ khác về những gì có thể xảy ra với bạn khi clo kết hợp với nước tiểu và mồ hôi ở một bể bơi: các cơn ho bạn mắc phải ở một bể bơi trong nhà. Phản ứng hóa học bị mắc kẹt trong không gian đóng kín là nguyên nhân gây kích ứng phổi của bạn, dẫn tới chứng ho.

Và nếu bạn nghĩ ở các bể bơi luôn có cách phòng ngừa những kẻ tiểu tiện lén lút, chẳng hạn như thuốc nhuộm được cho là sẽ khiến nước bể bơi đổi màu nếu ai "tè" vào đó, thì bạn đã nhầm. "Thuốc nhuộm có khả năng đó hoàn toàn là chuyện hoang đường. Nó chỉ nhằm dọa mọi người không nên tiểu tiện trong bể bơi", ông Beach nói.

Ngoài ra, theo ông Beach, việc bùng nổ nhiều bệnh dịch đang tăng lên ở các bể bơi công cộng, do trẻ em và người lớn đi bơi trong lúc họ mắc bệnh tiêu chảy. Và nguy cơ này phổ biến hơn trước đây, do hiện nay đã xuất hiện một loại ký sinh trùng mới có khả năng đề kháng clo.


Không nên tiểu tiện trong bể bơi và cũng không nên nghĩ các sông hồ hoặc đại dương an toàn hơn.

Ông Beach giải thích, một người không cần phải đại tiện ra bể bơi mới làm lây lan bệnh tật. Họ có thể vô tình truyền bệnh chỉ do các vi sinh vật sống bám trên cơ thể họ, và đây là lí do tại sao mọi người luôn được khuyến khích tắm rửa sạch trước khi bước xuống bể bơi. Theo chuyên gia CDC, một người bị ốm đi bơi có thể không đủ sức làm lan truyền bệnh, nhưng với hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người cùng sử dụng một bể bơi, số lượng mầm bệnh có thể tăng lên đáng kể, đủ để làm bùng phát dịch.

Tuy nhiên, may mắn là, chúng ta luôn có cách phòng tránh tất cả các nguy cơ trên. Các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên đến các bể bơi công cộng khi bạn bị ốm (để bảo vệ những người khác) hoặc có các vết thương hở (để bảo vệ bản thân); không nên tiểu tiện trong bể bơi và cũng không nên nghĩ các sông hồ hoặc đại dương an toàn hơn.

Điều này là vì, dù các sông hồ và đại dương có thể rất rộng lớn, tạo ấn tượng rằng các vi sinh vật tí hon bám trên cơ thể bạn có thể gột rửa sạch, nhưng nếu bạn bơi cạnh một người đang bị tiêu chảy, không có gì bảo vệ được bạn. Trong thực tế, ở bang Oregon của Mỹ mới đây đã xảy ra một vụ bùng phát bệnh do norovirus ở một hồ địa phương. Theo điều tra của CDC, dịch có thể bắt đầu khi ai đó nhiễm norovirus đi bơi và ỉa chảy hoặc nôn mửa trong hồ.

Cập nhật: 29/05/2017 Theo VietNamNet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video