Bên trong một nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản

Video trong bài do phóng viên IDG thực hiện hơn 3 năm trước đây, trong chuyến thăm lò phản ứng số 3 của nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki Kariwa.

Cuộc chiến chế ngự chất phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi đã tràn ngập màn hình TV trong những ngày qua. Nhà máy Fukushima Daiichi bị ảnh hưởng bởi trận động đất và sóng thần hôm 11/3/2011, và các vấn đề làm mát sau đó đã gây ra một vụ tai nạn hạt nhân, có thể khiến nhà máy sẽ không bao giờ khởi động trở lại.


Nhà máy Fukushima Daiichi.

Những hình ảnh của nhà máy điện bị hư hại sẽ không dễ dàng bị lãng quên, nhưng một nhà máy điện hạt nhân lúc còn “phong độ” trông sẽ thế nào?

Video sau được phóng viên IDG thực hiện hơn 3 năm trước đây, trong chuyến thăm lò phản ứng số 3 của nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki Kariwa. Kashiwazaki Kariwa là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới về sản lượng điện, có đến 7 lò phản ứng, được xây dựng giữa những năm 1990 (nhà máy Fukushima Daiichi được xây dựng giữa những năm 1970).


Bên trong tòa nhà lò phản ứng, mọi thứ đều rất lớn. Áp suất bên trong hơi thấp hơn so với bên ngoài, do đó không khí không bị đẩy ra khỏi tòa nhà. Để giữ nó như vậy, cửa ra vào ở phía trước sẽ không mở, trừ khi cánh cửa phía sau đã đóng.

Khi di chuyển về phía trung tâm của tòa nhà, phóng viên IDG đi đến một hàng trụ sáng bóng. Chúng là những máy bơm thủy lực cho việc di chuyển các thanh kéo giúp kiểm soát sự phản ứng ở lõi. Lò phản ứng số 3 có 185 máy bơm, 1 máy bơm cho mỗi thanh.

Tại trung tâm của tòa nhà là hệ thống ngăn cách có tường dày hàng mét, và bên trong là mê cung của những đường ống, van, máy móc. Phía bên ngoài lớp ngăn cách có một máy bơm lớn cao vài mét. Đây là một trong những máy bơm có nhiệm vụ bơm chất lỏng vào trong lõi lò phản ứng để ngăn các phản ứng hạt nhân. Các máy bơm tương tự như vậy tại Fukushima đã gặp sự cố.

Và ở trên cao của tòa nhà là bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng. Đây là nơi chứa các thanh nhiên liệu đã sử dụng để làm mát. Một vấn đề khác mà nhà máy Fukushima phải đối mặt là mất nước từ bể chứa như vậy. Các thanh được vận chuyển từ lò phản ứng ra bể làm mát bằng một cần cẩu lớn, thường đặt ngay trên đỉnh của công trình.

Theo PC World VN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video