Những hiện tượng khiến giới trộm mộ khiếp vía này lại chính là 2 trong số những nguyên tắc hành nghề để đời của họ. Đó là gì?
2 nguyên tắc kỳ lạ của đạo mộ
Trong quan niệm của người Trung Quốc xưa, âm – dương là 2 thế giới khác biệt, và mỗi thế giới lại vận hành theo cách khác nhau. Họ cho rằng có rất nhiều sự vật, hiện tượng là biểu thị cho âm và dương. Ví dụ, sau tiếng gà gáy, mặt trời ló lên, trời bừng sáng, hiện tượng này thuộc về "dương". Còn khi mặt trời xuống núi nhường chỗ cho bóng đêm bao trùm thì được gọi là hiện tượng thuộc thế giới "âm".
Những hiện tượng âm dương này đã xuất hiện rất nhiều trong những truyền thuyết, câu chuyện về giới trộm mộ xưa. Theo đó, những kẻ hành nghề này có 2 nguyên tắc phải nhớ khi tiến hành trộm mộ: Một khi nghe thấy tiếng gà gáy hoặc đèn cầy đốt lên bị tắt thì phải lập tức rời khỏi địa bàn đó.
Theo những truyền thuyết xa xưa, tiếng gà gáy là "la bàn chỉ đường" hữu dụng, "chỉ" cho mộ tặc thời điểm nào có thể hành sự. Mộ tặc dù có mất công tìm đến những ngôi mộ giá trị nhưng khi nghe thấy tiếng gà gáy thì bắt buộc phải rút lui. Nếu cố tiến vào khu vực mộ phần sẽ gặp phải những chuyện xấu.
Cùng với đó, những tên trộm mộ còn có 1 cách khác để xác định khả năng có thể trộm tại chính ngôi mộ đã chọn hay không. Đó chính là đem theo 1 cây đèn cầy và đặt ở phía Đông Nam của mật thất chứa quan tài. Sau đó, tiến hành châm đèn, nếu đèn tắt thì cũng phải rời đi lập tức. Trong những câu chuyện huyễn hoặc xa xưa, cách làm này của giới trộm mộ là để thăm dò xem địa bàn hoạt động có ma quỷ không.
Thế nhưng, đây đều là những câu chuyện được thêu dệt lên. 2 nguyên tắc trên của giới mộ tặc là có thật. Thế nhưng, nguyên nhân để mộ tặc hành động như vậy không phải để dò xét xem có ma quỷ hay không, mà là để bảo vệ bản thân. Những nguyên tắc này của giới trộm mộ đã được các nhà khoa học giải thích cụ thể, rõ ràng.
Không vì ma, quỷ mà vì chính bản thân
Trên thực tế, 2 nguyên tắc trên của giới trộm mộ được hình thành từ thói quen xây dựng nhà cửa, mộ phần của người Trung Quốc xưa. Theo đó, người Trung Quốc xưa luôn tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc xây dựng, thiết kế theo những nguyên lý về phong thủy như dựa vào địa hình núi sông, âm dương bát quái...
Đặc biệt là trong thiết kế của những mật thất chứa quan tài thường sẽ được xây dựng làm sao để không khí có thể lưu thông ra vào theo hướng Đông Nam. Bởi theo quẻ Tốn (1 quẻ trong Bát Quái), đây là hướng có phong thủy tốt.
Không có ma quỷ, giới trộm mộ hành nghề theo nguyên tắc là để bảo vệ chính bản thân! (Ảnh: Baidu)
Cách giới trộm mộ mang đèn cầy để đốt khi đi hành sự có liên quan mật thiết đến thói quen xây dựng mộ phần này của người Trung Quốc xưa. Như đã trình bày ở trên, vì quy tắc thiết kế đó nên những góc thuộc hướng Đông Nam ở quan tài sẽ hình thành lên 1 dòng đối lưu với luồng không khí ở bên ngoài.
Đốt đèn cầy tại hướng Đông Nam là cách mà giới trộm mộ kiểm tra hàm lượng không khí bên trong mật thất chứa quan tài. Nếu lửa trên đèn cầy tắt đi, chứng tỏ không khí bên trong rất loãng và ít nên cần rời đi ngay. Nếu vẫn cố tình ở lại thì người bên trong căn mật thất đó sẽ chết vì thiếu oxi.
Các nhà khoa học đã giải thích nguyên tắc nghe tiếng gà gáy phải rút lui của giới trộm mộ như sau: Rất đơn giản, nghề trộm mộ vốn chẳng vinh quang gì, vì thế, một khi bị phát hiện và bị bắt, họ sẽ bị áp giải đến quan phủ, thậm chí là bị đánh chết.
Do đó, những tay trộm mộ chỉ có thể hành nghề khi trời tối, tuyệt đối không thể hành nghề vào ban ngày. Tiếng gà gáy là dấu hiệu cho thấy trời đã sáng. Vì vậy, cho dù vẫn chưa trộm xong thì cũng phải rời đi ngay để phòng tránh trường hợp bị tóm gọn.
Qua đây có thể thấy, 2 nguyên tắc tắc "đốt đèn cầy" và "nghe tiếng gà gáy" của giới trộm mộ khi hành nghề đơn giản là vì bảo vệ chính bản thân chứ không phải liên quan đến những câu chuyện yêu ma, quỷ quái.