Bệnh hiếm khiến ruột người phụ nữ "tự sản xuất rượu"

Một phụ nữ 50 tuổi phải đến phòng cấp cứu 7 lần một năm vì luôn có biểu hiện say xỉn dù không uống rượu.

Ca bệnh lạ được tiến sĩ Rahel Zewude, chuyên gia truyền nhiễm đại học Toronto, báo cáo trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada. Nồng độ cồn của người bệnh thường dao động từ 30 milimol đến 62 milimol trên một lít khí thở. Nồng độ cồn của một người bình thường là dưới 2 milimol trên một lít khí thở.

Theo tiến sĩ Zewude, người phụ nữ giấu tên mắc hội chứng "nhà máy bia tự động" (Auto Brewery Syndrome - ABS), tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng xảy ra khi nấm men, vi khuẩn đường tiêu hóa phát triển quá mức, biến carbohydrate từ thức ăn thành rượu thông qua quá trình lên men. Bệnh nhân có thể say bất cứ lúc nào và phải chịu đựng nhiều triệu chứng như nôn mửa, mệt mỏi và tê bì chân tay.

Người phụ nữ trên thường xuyên bị buồn ngủ quá mức. Bà có thể ngủ thiếp đi một cách đột ngột khi chuẩn bị đi làm hoặc đang nấu cơm. Người bệnh đã khám bác sĩ nhiều lần về các vấn đề giấc ngủ. Các bác sĩ cấp cứu cũng ghi nhận bệnh nhân nhiều lần ngã quỵ vì buồn ngủ, nói lắp và có mùi rượu trong hơi thở. Cuối cùng, bà được giới thiệu đến một phòng khám tiêu hóa.

Tại đây, các bác sĩ nhận thấy triệu chứng của bệnh nhân sẽ không nghiêm trọng nếu không ăn tinh bột. Tuy nhiên, chỉ sau một lát bánh mì hoặc bữa ăn chứa carbohydrate, nồng độ cồn của bà tăng nhanh. Đây là lúc bà bị buồn ngủ.


Người phụ nữ mắc hội chứng nhà máy bia tự động khiến nồng độ cồn trong khí thở cao. (Ảnh: Stock Image).

Từ giữa những năm 40 tuổi, bà bị nhiễm trùng đường tiết niệu và phải điều trị bằng kháng sinh. Bà cũng dùng thêm thuốc ợ nóng để chữa bệnh trào ngược đường tiêu hóa. Tiến sĩ Zewude cho biết các lợi khuẩn đường ruột của bệnh nhân bắt đầu suy yếu, mở đường cho nấm men sinh sôi. Vì vậy, bệnh nhân mắc chứng ABS.

Hội chứng ABS được báo cáo lần đầu trong tài liệu y khoa năm 1940. Bệnh nhân là một người đàn ông Bỉ, thường xuyên vi phạm nồng độ cồn khi đang lái xe. Trường hợp khác là cựu cầu thủ Long Island, người này mất việc tại trường học vì thường xuyên ở tình trạng say xỉn.

Theo báo cáo, những người bị tiểu đường, bệnh gan và viêm đường ruột có nguy cơ mắc hội chứng ABS cao hơn. Bệnh cũng có thể xảy ra ở người khỏe mạnh đang dùng kháng sinh.

Theo tiến sĩ Zewude, các bệnh nhân bị ABS có thể được chỉ định dùng thuốc chống nấm trước khi bắt đầu dùng men vi sinh lâu dài để cải thiện mức lợi khuẩn. Họ cũng nên mua máy đo nồng độ cồn để sử dụng vào buổi sáng, tối hoặc bất cứ khi nào có triệu chứng. Bệnh nhân 50 tuổi mới đây đã kết thúc liệu pháp điều trị chống nấm, hiện theo chế độ ăn low carb để ngăn bệnh tái phát.

Cập nhật: 06/06/2024 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video