Bệnh lao hạch: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh lao hạch là gì?

Bệnh lao hạch là thể lao ngoài phổi còn gặp khá phổ biến ở nước ta và bệnh lao hạch ở trẻ em đang có xu hướng tăng mạnh. Lao hạch ngoại biên là thể lao thường gặp nhất với các vị trí như hạch cổ, hạch nách, hạch bẹn. Ngoài ra bệnh lao hạch có thể gặp ở các hạch ở các hạch ở nội tạng như hạch trung thất, hạch mạc treo…

Trước khi tìm hiểu bệnh lao hạch có lây không, bệnh lao hạch có nguy hiểm không, cần khẳng định rằng đây là bệnh ít nguy hiểm, không gây tử vong, có thể chữa khỏi  nhưng khá phổ biến và diễn biến kéo dài. Tuy nhiên bệnh lao hạch gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt, thường để lại nhiều di chứng, sẹo dị dạng gây mất thẩm mỹ nên người bệnh không nên chủ quan.

Hiện nay, có hai thể lao hạch phổ biến: lao hạch khí phế quản chỉ gặp ở trẻ em lao hạch ngoại vi phổ biến ở mọi lứa tuổi. Bệnh lao hạch thường xuất hiện ở thanh thiếu niên, nữ giới mắc lao hạch cao gấp 2 lần nam giới. Trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh lao hạch cũng tương đối lớn và xuất hiện ở mọi đối tượng như ở Việt Nam.


Bệnh thường gặp ở vùng cổ, xuất hiện nhiều ở trẻ em.

Nguyên nhân gây bệnh lao hạch

Tác nhân gây bệnh lao hạch là trực khuẩn lao, phổ biến nhất là Mycobacterium tuberculosis.  Các hạch viêm ngoại vi là vị trí mà vi khuẩn lao dễ dàng xâm nhập, khu trú và dẫn đến lao hạch. Trực khuẩn lao có thể xâm nhập trực tiếp vào đường bạch huyết qua thương tổn ở niêm mạc miệng, hoặc do sang chấn, nhiễm khuẩn hoặc bệnh có thể do nhiễm khuẩn lao toàn cơ thể (như trong lao phổi), gây viêm hạch nhiều chỗ.

Triệu chứng của lao hạch

Khi bị lao hạch, người bệnh có biểu hiện chính là sưng to một hoặc nhiều hạch.  Hạch tăng kích thước dần dần nên người bệnh thường không biết rõ hạch xuất hiện từ thời điểm nào. Hạch to dần, không đau, mật độ chắc, bề mặt nhẵn, da vùng hạch sưng to không nóng, không tấy đỏ. Thường thấy nhiều hạch cùng bị sưng, tập hợp thành một chuỗi, cũng có khi chỉ gặp một hạch đơn độc vùng cổ sưng to.

Hạch lao phát triển qua 3 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn đầu hạch bắt đầu sưng to, không đều nhau di động còn dễ vì chưa dính vào nhau và chưa dính vào da. Bệnh có thể chỉ dừng ở giai đoạn này hoặc chuyển sang giai đoạn viêm hạch và viêm quanh hạch.
  • Giai đoạn sau gọi biểu hiện viêm hạch và viêm quanh hạch. Lúc này các hạch lớn hơn, do có viêm các tổ chức quanh hạch nên có thể dính với nhau thành mảng hoặc chuỗi, hoặc dính vào da và các tổ chức xung quanh làm hạch hạn chế di động.
  • Giai đoạn nhuyễn hóa: các hạch mềm dần, sờ thấy lùng nhùng, da vùng hạch sưng tấy đỏ, không nóng và không đau, có thể thấy đỉnh mũ. Khi đã hóa mủ hạch dễ vỡ tạo  những lỗ rò lâu liền, miệng lỗ rò tím ngắt và tạo thành sẹo nhăn nhúm, lồi hoặc những dây chằng xơ gây mất thẩm mỹ. Mủ chảy ra thường có màu xanh nhạt, không dính, trong mủ có bã đậu lổn nhổn.

Trong quá trình mắc bệnh lao hạch, tổng trạng không bị ảnh hưởng nhiều, đôi khi có sốt nhẹ hay mệt mỏi. Ngoại trừ bị bội nhiễm hay kèm theo tổn thương lao ở các cơ quan khác như phổi, xương...  Triệu chứng toàn thân sẽ biểu hiện nặng nề hơn.

Bệnh lao hạch ở thể khối u hay còn gọi là viêm hạch lao phì đại thường có biểu hiện: xuất hiện khối u ở cổ, thấy một hay vài hạch nổi to, sau dính thành một khối, không đau, không đỏ,  di động, sờ chắc. Khối u to dần, chiếm gần hết vùng cổ làm biến dạng cổ bệnh nhân. Các hạch ở những nơi khác như dưới hàm, mang tai... Cũng bị phì đại. Viêm hạch lao phì đại thường rất khó điều trị dứt điểm. Thể bệnh này rất ít gặp.

Đường lây truyền bệnh lao hạch

Không giống với lao phổi, trong bệnh lao hạch vi khuẩn lao chỉ khu trú trong hạch viêm, không rò rỉ ra bên ngoài nên bệnh lao hạch không lây trực tiếp từ người sang người, đặc biệt là những người trực tiếp chăm sóc người bị bệnh lao hạch. Như vậy bệnh lao hạch không phải là một bệnh lây nhiễm.

Tuy nhiên, cách điều trị lao hạch cũng tương tự lao phổi là chủ yếu dùng phương pháp nội khoa như dùng các loại thuốc điều trị theo các giai đoạn để ức chế dẫn đến tiêu diệt vi khuẩn lao. Nhìn chung, bị lao hạch cần đi khám và áp dụng đúng chỉ định điều trị, không ảnh hưởng đến những người xung quanh.


Một trong những dấu hiệu của bệnh lao hạch.

Cách phòng ngừa bệnh lao hạch

Để phòng bệnh lao hạch, cần tuân thủ:

  • Nâng cao sức đề kháng, chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý.nhất là đối với trẻ em,
  • Cần vệ sinh răng miệng, nhổ hoặc chữa răng sâu.
  • Khi đã được chẩn đoán là lao hạch, cần tuân thủ điều trị theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa lao để điều trị dứt điểm, tránh để vi khuẩn lao xâm nhập và gây bệnh ở những cơ quan khác.

Chẩn đoán bệnh lao hạch

Chẩn đoán xác định

Dựa vào biểu hiện lâm sàng và một số xét nghiệm như:

  • Chọc hạch làm xét nghiệm tế bào
  • Sinh thiết hạch chẩn đoán mô bệnh
  • Cấy BK
  • X quang phổi

Chẩn đoán phân biệt

  • Viêm hạch cấp hoặc mạn tính do vi khuẩn hoặc virus là chẩn đoán cần phân biệt hàng đầu. Nếu sưng nóng, đỏ, sờ đau, mật độ mềm và đáp ứng với điều trị kháng sinh thì đó là hạch viêm do nhiễm khuẩn
  • Bệnh Hodgkin và Non-Hodgkin: sinh thiết hạch và làm tủy đồ giúp phân biệt
  • Hạch di căn ung thư: sinh thiết hạch và biểu hiện lâm sàng của ung thư nguyên phát
  • Các u lành tính: u mỡ, u xơ, u thần kinh, u nang bạch huyết,...

Phương pháp điều trị bệnh lao hạch

Bệnh lao hạch có chữa khỏi không?

Nhìn chung bệnh lao hạch dễ điều trị hơn các bệnh lao khác. Các phương pháp điều trị bệnh lao hạch bao gồm:

Điều trị nội khoa

Nguyên tắc tương tự như khi điều trị bệnh lao nói chung. Cần phối hợp các thuốc chống lao, ít nhất từ 3 thuốc trở lên.Thời gian điều trị lao hạch có thể kéo dài từ 4-12 tháng tùy thể bệnh và đáp ứng của từng bệnh nhân. Lao hạch ở trẻ em thường đáp ứng tốt khi kết hợp việc dùng thuốc với giữ gìn vệ sinh trong sinh hoạt như vệ sinh răng miệng, nhổ hoặc chữa răng sâu. Ở giai đoạn hạch hóa mủ và sắp vỡ, có thể hút mủ chủ động để tránh tạo đường dò hoặc sẹo xấu, dùng thuốc kháng sinh và tiếp tục dùng rimifon vài tháng dù không còn biểu hiện bệnh. Hầu hết các thuốc điều trị lao đều gây tổn thương gan do đó nên kết hợp thêm các thuốc hay sản phẩm có tác dụng bảo vệ gan, hạ men gan.

Điều trị ngoại khoa

Mổ lấy toàn bộ hạch: khi hạch hóa mủ nhưng không đáp ứng khi được chọc dò và điều trị kết hợp với kháng sinh hoặc trong trường hợp u lympho lao hạch, lao không thành mủ, khu trú. Tốt nhất nên điều trị lao trước khi phẫu thuật để tránh lan tràn vi khuẩn.

Mổ và nạo vét sạch mủ bã đậu và đắp kháng sinh chống lao cũng là cách điều trị có hiệu quả.

Không nên cắt bỏ hạch sớm ở trẻ em vì hạch có vai trò bảo vệ chống sự xâm nhập của trực khuẩn lao.

Về điều trị, cần chú ý chăm sóc sức khỏe, nhất là đối với trẻ em, tránh để viêm hạch mạn tính.

Cập nhật: 09/08/2022 Vinmec
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video