Bệnh "tê tê say say": 40 năm chưa biết nguyên nhân

Ở những người bị bệnh tê tê say say (xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền núi như Hòa Bình) có tình trạng thiếu vitamin B1 nhưng việc bổ sung chất này không cải thiện được bệnh trạng. Các nhà khoa học chưa giải thích được tại sao.

Tê tê say say được xác định là viêm đa dây thần kinh. Bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi, yếu cơ ở ngọn chi như bàn tay, bàn chân, giảm hoặc mất phản xạ gân xương. Các biểu hiện rối loạn tim mạch, phù...

Từ tháng 9 đến nay, bệnh tê tê say say tái phát ở Hoà Bình với 150 trường hợp mắc. Căn bệnh này xuất hiện ở Việt Nam đã 40 năm với hàng trăm bệnh nhân ở nhiều tỉnh thành, nhất là Hoà Bình, Cao Bằng, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Tuyên Quang...

Ông Bùi Văn Sọn, Phó chủ tịch xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn, Hoà Bình, cho biết, bệnh xuất hiện tại xã từ năm 1995, nay tái phát với 150 người mắc. Từ đầu tháng 9 đến nay, ở xã Bình Chân đã có 52 người thuộc 22 hộ mắc bệnh ở mức độ nặng phải điều trị. Hiện nay, vẫn còn 1 người đang điều trị tại bệnh viện huyện.

Huyện đã cấp thuốc phục vụ cấp cứu ban đầu, đồng thời tiến hành các xét nghiệm đất, nước. Từ một tuần nay, xã cấp cho tất cả bệnh nhân vitamin B1, sử dụng hằng ngày trong 3 tháng để theo dõi diễn biến. Xã cũng đang xây dựng kế hoạch toàn bộ người dân xóm Cành 1, Cành 2 với hơn 500 nhân khẩu được uống bổ sung vitamin B1.

Trước đó, năm 1997, tại xã Long Sơn, huyện Kim Bôi có 450 người mắc, 3 trường hợp tử vong. Sau đó, bệnh giảm dần, đếnn năm 2004 chỉ còn lẻ tẻ. Đây cũng là thời gian có sự quan tâm của các chuyên gia y tế, nhất là dự án cải thiện dinh dưỡng. Gần đây, bệnh quay trở lại.

Xét nghiệm máu người bệnh và người không bị bệnh tại xã Long Sơn cho thấy hàm lượng vitamin B1 trong máu thấp. Sau điều trị liên tục bằng vitamin B1 trong 3 tháng với hàm lượng 50 mg B1/ngày, bệnh giảm nhưng không hết hẳn, trên 50% số người bệnh không cải thiện hàm lượng B1 trong máu. Thậm chí, có 20% số bệnh nhân bị giảm vitamin B1, mặc dù được điều trị liên tục bằng B1.

Do nhiễm độc thuỷ ngân?

Viện Dinh dưỡng cho rằng, có yếu tố ức chế làm giảm vitamin B1 trong máu và thiếu B1 trong dinh dưỡng chỉ là một trong số nhiều nguyên nhân. Do đó, việc cải thiện dinh dưỡng đã góp phần giảm nhẹ triệu chứng bệnh, song không chữa khỏi bệnh. Điều quan trọng là chưa xác định được rõ yếu tố nào ức chế vitamin B1.

Đề tài Nghiên cứu tình hình sức khoẻ, bệnh tật của cộng đồng dân cư vùng khai khoáng mỏ có kết luận: Bệnh tê tê say say thực chất là nhiễm độc thuỷ ngân vùng mỏ vàng. Kết luận này được đưa ra trên cơ sở phân tích hiện trạng môi trường, sức khoẻ và cơ cấu bệnh tật dân cư ở mỏ than Khánh Hoà, chì kẽm Lang Hích (Thái Nguyên), thiếc (Sơn Dương, Tuyên Quang), mangan (Cao Bằng), vàng (Hoà Bình).

Người dân sống quá gần khu vực khai thác vàng (nơi có dùng thuỷ ngân để tinh chế quặng vàng) nên đã có người bị nhiễm độc thuỷ ngân liều nhỏ dài ngày, chủ yếu qua đường thực phẩm. Đã xác định nguyên nhân thấm nhiễm chì, mangan trong cộng đồng dân cư gần mỏ là do quá trình khai thác làm ô nhiễm môi trường nước, không khí xung quanh.

Đề tài đã phát hiện được một số điểm ô nhiễm môi trường và bệnh mới xuất hiện trong khu vực dân cư liên quan đến khai mỏ như nhiễm độc thuỷ ngân.

Tuy nhiên, có những người di cư từ vùng mắc bệnh đi vào miền Nam sinh sống cũng mắc bệnh. Do đó, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nhiễm độc kim loại cũng như thiếu vitamin B1 chỉ là một trong các nguyên nhân.

Theo Lao động, Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video