Bí ẩn bộ luật cổ xưa nhất của loài người

Bộ luật Hammurabi là văn bản luật cổ nhất của con người còn được bảo tồn khá tốt cho tới bây giờ. Bộ luật được tạo ra vào khoảng những năm 1760 trước công nguyên tại Babylon cổ đại. Tên bộ luật được đặt theo người ban hành nó là vị vua thứ sáu của Babylon – Hammurabi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một chút về bộ luật cổ này và tầm quan trọng của nó.

Sự quan trọng của Bộ luật Hammurabi

Nếu suy nghĩ về thời kì cổ đại hoặc quan sát chúng qua phim ảnh hay sách vở, thường chúng ta sẽ khó mà nhìn nhận được công lý hay công bằng trong những triều đại này. Những gì chúng ta thường nhìn thấy đôi khi chỉ là sự áp bức tầng lớp, nô lệ, những bạo chúa giết người tùy thích… Nói chung sẽ có những tầng lớp hoàn toàn thống trị trong xã hội. Tuy nhiên vị vua Hammurabi của Babylon đã đặt nền móng quan trọng cho pháp luật của nhân loại. Ông đã một phần nào đó bảo vệ được những kẻ yếu, tạo ra một bầu không khí khá công bằng trong vương quốc của mình bằng luật pháp.

Vùng Tây Á có hai con sông lớn là Tigris và Euphrates. Đây chính là cái nôi của văn minh nhân loại. Người có công thống nhất của khu vực này cũng chính là vua Babylon Hammurabi. Babylon cổ đại là một triều đại khái hưng thịnh, một đế chế nông nghiệp với nhiều các trung tâm đô thị. Mọi hoạt động của khu vực này được diễn ra rất nhộn nhịp. Sự có mặt của bộ luật Hammurabi đã giúp giữ vừng được sự hưng thịnh này, giúp xã hội tuân thủ theo một số quy tức chặt chẽ. Các nhà sử học nghiên cứu về bộ luật Hammurabi khẳng định rằng việc tìm hiểu bộ luật cũng là tìm hiểu một khía cạnh lớn của Babylon cổ đại. So với thế giới loài người lúc bấy giờ, Babylon là thời kì huy hoàng nhất của lịch sử lưỡng hà đại diện cho một xã hội phát triển tinh vi, tiên tiến hơn so với Châu Âu Trung Cổ.

Một phần bộ luật tồn tại cho đến nay được khắc trên một bia đá bazan cao gần 2,5m. Bia đá này được cho đã đặt trong đền miếu tại một số nơi trên đế quốc này. Bia đá này được khai quật vào năm 1901 bởi nhà khảo cổ học người Pháp Jean-Vincent Scheil và hiện này được trưng bày tại viện bảo tàng Louvre (Pháp). Phần trên của bia đá có chạm hìn vua Hammurabi đứng trước các bị thần. Trong văn bản này, cum từ “công lý” được sử dụng xuyên suốt và ý niệm cho rằng công lý là ánh sáng mặt trời cần phải soi đến dân đen, tỏ ánh sáng khắp mặt đất được thể hiện rõ.

Cho đến ngày nay, bộ luật này vẫn tiếp tục được nghiên cứu. Nó được coi là cánh cửa cung cấp cho thế hệ chúng ta cái nhìn về xã hội, văn hóa, chính trị của nền văn minh cổ đại Babylon.

Pháp luật trong Bộ luật Hammurabi

Bộ luật này được cho là cực kì tiến bộ và đã đề cập đến nhiều vấn đề giống như hiện đại bây giờ. Tất nhiên tuy cũng có nhiều điểm bất hợp lý nhưng nếu so với mặt bằng chung với sự phát triển lúc bấy giờ thì luật pháp trong bộ luật Hammurabi đã giúp cân bằng và chỉnh đốn xã hội, góp vai trò lớn trong việc duy trì sự thịnh vượng của đế chế Babylon. Cấu trúc của bộ luật được chia làm ba phần rõ rệt với phần mở đầu, nội dung và phần kết.

Các nhà sử học đã nhìn nhận được khoảng 100 vấn đề trong bộ luật quy định luật pháp về bất động sản và thương mại, trong đó bao gồm cả các vấn đề như nợ, lãi suất, tài sản thế chấp. Ví dụ, một cái đập bị vỡ, gây ra phá hoại cây trồng thì trách nhiệm sẽ thuộc về chủ của cái đập đó, người đó sẽ phải bồi thường cho mùa màng của nhân dân, cho dù người chủ đó có thế lực đến như thế nào nữa. Nền kinh tế Babylon sử dụng tiền tệ để trao đổi từ rất sớm, pháp luật cũng đưa ra các tiêu chuẩn và giới hạn cho các hợp đồng vay nhằm kiểm soát sự lạm dụng của việc cho vay nặng lãi. Người cho vay phải hoàn thiện hợp đồng trước các nhân chứng và phải chờ đúng thời điểm đã quy định để yêu cầu người vay trả nợ. Những tài sản thế chấp được đem ra có thể là nhà cửa, đất đai thậm chí cả là vợ con.

Ngoài vấn đề về đất đai, tiền bạc, cũng có khoảng 100 các luật khác quy định một số vấn đề trong xã hội như hôn nhân, quyền thừa kế của con cái, ngoại tình… Các cuộc hôn nhân thường là một thỏa thuận kinh doanh giữa người chồng tương lai mà cha của người phụ nữ. Trong bộ luật Hammurabi, ly hôn là việc được cho phép tuy nhiên nó có ràng buộc về lệ phí và đôi khi người chồng sẽ phải đem trả lại của hồi môn. Tội loạn luân và ngoại tình của người phụ nữ sẽ bị xử chết hoặc lưu vong. Tuy nhiên người phụ nữ cũng được bảo vệ phần nào, người vợ có quyền ly hôn nếu phát hiện chồng ngoại tình, bị chồng vu cáo và người chồng không được phép bỏ vợ khi biết vợ bị mắc bệnh phong hủi. Người đàn ông vẫn là chủ nhân chính gia đình và ông ta có toàn quyền sử dụng con của mình trước khi họ kết hôn. Việc sử dụng ở đây có thể bao gồm việc làm việc, gán nợ thậm chí là bán con… Nếu một đứa trẻ tấn công lại cha mình, chúng sẽ bị trừng trị bằng cách chặt đứt bàn tay. Luật thừa kế chia rõ ràng ra hai loại là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Ngoài ra các nhà học giả cho rằng phần thú vị nhất trong luật Hammurabi là luật hình sự. Bộ luật này thể hiện rõ hơn tính giai cấp và một vài sự không công bằng đối với các đối tượng. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.

Những hình phạt khắc nghiệt của bộ luật

Để giữ được xã hội ổn định, vua Hammurabi đã thiết lập một số hình phạt rất khắc nghiệt với một số loại tội phạm để có sức răn đe đối với toàn dân. Việc cắt một bộ phận là phổ biến. Có khoảng 28 tội trạng các loại từ trộm cướp, ngoại tình, làm phép phù thủy có thể bị xét tử hình.

Trong một xã hội cổ đại như vậy, vấn đề giai cấp vẫn rất nặng nề và khá ảnh hưởng. Hình phạt cũng thường phụ thuộc vào địa vị xã hội của thủ phạm. Khi một người thuộc tầng lớp cao quý làm tổn thương tới một người địa vị thấp, hình phạt có thể chỉ là nộp phạt. Ngược lại, khi người ở tầng lớp thấp kém phạm tội với giới quý tộc, anh ta sẽ phải chịu đựng sự trừng trị khắc nghiệt hơn nhiều. Luật Hamurabi còn áp dụng ý tưởng tương tự với luật mà người do thái gọi là lex talionis – luật trả thù. Nói vắn tắt, luật này có nghĩa là “mắt đền mắt, răng đền răng”. Nếu bạn làm bị làm mù mắt của một người, thì bạn sẽ bị phạt bằng các bị chọc mù mắt.

Đối với người Babylon cổ đại, như thế có nghĩa là hoàn toàn công bằng. Sự bất hợp lý của luật này được thể hiện trong trường hợp rằng nếu một người thợ xây làm hỏng công trình, gây cái chết cho con chủ nhà thì con người thợ xây đó phải đền mạng. Đó là một sự ăn miếng trả miếng một cách cứng nhắc bởi con người thợ xây không hề có tội vậy tại sao anh ta lại là người phải đền mạng? Tuy nhiên trong thời đại đó người ta vẫn coi đó là sự công bằng, một lý lẽ công bằng mang tính chất dập khuôn và thực chất lại thiếu công bằng.

Từ sự trùng hợp ý tưởng trong luật Hamurabi với lex talionis – xuất phát từ luật Mosaic của người Do Thái. Có một vài giả thiết rằng luật Mosaic của người Do Thái phát triển dựa trên nền tảng của Hammurabi. Tuy nhiên đây hoàn toàn là giả thiết bởi xét kỹ ra chúng khác nhau rất nhiều và luật Mosaic được cho là có tính nhân đạo hơn.

Kết

Cho đến hiện tại, giá trị của bộ luật vẫn được tập trung nghiên cứu, khai thác về kế thừa. Bộ luật đã xây dựng rất công phu, điều chỉnh và phản ánh một cách sinh động các hoạt động kinh tế, chính trị văn hóa xã hội của vương quốc Babylon. Bộ luật không chỉ có giá trị về nghiên cứu pháp lý mà còn là nguồn tài liệu lịch sử phong phú quý giá để chúng ta có hiểu biết thêm về nền văn minh Babylon cổ đại.

Cập nhật: 28/03/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video