Một bộ tộc ăn, ở, ngủ cùng rắn, thậm chí coi rắn độc là thành viên. Trẻ em được dạy thôi miên từ năm 2 tuổi để khiến những con rắn hổ mang cực độc trở lên hiền lành, quấn quýt làm bạn với chúng.
Câu hỏi
Câu 1: Bộ tộc nào có khả năng thôi miên rắn cực độc?
A - Bộ tộc Vadi
B - Bộ tộc Sentinel
C - Bộ tộc Konyak
Câu 2: Người Vadi làm gì để giảm mức độ nguy hiểm của rắn?
A - Cắt răng
B - Cho ăn thảo dược
C - Cắt đuôi
Câu 3: Thôi miên rắn bị cấm ở Ấn Độ từ năm nào?
A - Năm 1991
B - Năm 1992
C - Năm 1993
Bộ tộc Vadi có khả năng thôi miên rắn cực độc.
Câu 4: Người Vadi thả rắn sau bao lâu sống chung?
A - 6 tháng
B - 7 tháng
C - 8 tháng
Câu 5: Mỗi năm có bao nhiêu người tử vong vì rắn cắn?
A - Khoảng 138.000
B - Khoảng 238.000
C - Khoảng 338.000
Câu 6: Rắn Boomslang cực độc còn được gọi là gì?
A - Rắn cây xanh Nam Phi
B - Rắn cây xanh Bắc Phi
C - Rắn cây xanh châu Phi
Câu 7: Rắn cực độc Russell's viper được đặt tên theo?
A - Một người chăn cừu
B - Một người chăn dê
C - Một người chăn bò
Câu 8: Rắn hổ mang chúa có thể phát hiện người di chuyển ở khoảng cách bao xa?
A - 10m
B - 20m
C - 100m
Câu 9: Rắn Mamba đen có thể giết người với mấy giọt độc?
A - 1 giọt
B - 2 giọt
C - 3 giọt
Đáp án
Câu 1: Đáp án A - Bộ tộc Vadi. Những con rắn hổ mang hoang dã, cực độc và hung dữ lại trở nên hiền lành, quấn quýt với con người, thậm chí bị con người thôi miên và sai bảo. Đó là hình ảnh thường thấy ở những ngôi nhà của người Vadi - bộ tộc được mệnh danh là "mê" rắn bậc nhất thế giới, sống ở phía Nam bang Gujarat, Ấn Độ. Bộ tộc Vadi có khoảng 600 người, sống du mục ở khắp nơi. Ở bộ tộc này, mọi đứa trẻ đều phải học để trở thành người thôi miên rắn từ năm 2 tuổi. Các bé trai học cách biểu diễn với con rắn cùng cây kèn của mình. Trong khi đó, các bé gái được dạy cách chăm sóc và nuôi dưỡng chúng. Đến năm 12 tuổi, những đứa trẻ đã có thể biết mọi kiến thức về rắn và sẽ được “tốt nghiệp” khóa học thôi miên rắn.
Câu 2: Đáp án B - cho ăn thảo dược. Người Vadi coi việc cắt răng của những con rắn là hành động tàn nhẫn đối với chúng nên họ không làm việc đó. Nhưng để giảm nguy hiểm, những con rắn tham gia quá trình đào tạo được cho ăn một loại thảo dược khiến nọc độc của chúng không thể phát huy tác dụng.
Câu 3: Đáp án A - Năm 1991. Từ năm 1991 cho đến nay, chính quyền Ấn Độ đã ra lệnh cấm việc thôi miên rắn vì nhận định đó là việc rất nguy hiểm với những đứa trẻ, đồng thời ảnh hưởng không tốt đến đời sống hoang dã của loài rắn. Bắt và huấn luyện rắn là hành vi bất hợp pháp trong luật pháp của Ấn Độ nhưng bộ tộc Vadi kiên quyết không từ bỏ phong tục truyền thống của mình. Cảnh sát, chính quyền thường xuyên kiểm tra những khu vực mà họ sống. Chính vì vậy, bộ tộc Vadi không bao giờ sống ở một nơi quá 6 tháng.
Câu 4: Đáp án B - 7 tháng. Những thành viên trong bộ tộc rất gắn bó với rắn, đặc biệt là rắn hổ mang. Họ tin rằng, những con rắn không bao giờ làm hại ai nếu người đó không có ý đồ làm nó bị thương. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của người Vadi, họ không bao giờ giữ một con rắn bên người quá 7 tháng. Bởi nếu không được thả tự do sau 7 tháng, rắn hổ mang sẽ rất dung dữ và có thể gây nguy hiểm cho con người.
Câu 5: Đáp án A - Khoảng 138.000: Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), rắn cắn trung bình 5,4 triệu người mỗi năm, dẫn đến cái chết của từ khoảng 138.000 người. Thứ khiến rắn trở nên đáng sợ là chất độc thần kinh được tạo ra trong tuyến nước bọt bị biến đổi của chúng. Rắn sau đó sẽ dùng răng nanh để tiêm chất độc này vào nạn nhân qua các vết cắn. Các nhà nghiên cứu cho biết, nọc độc của rắn đã phát triển trong hàng triệu năm, để gây ra các phản ứng nghiêm trọng ở nạn nhân, từ tê liệt, viêm mô, cho tới xuất huyết dẫn đến tử vong.
Câu 6: Đáp án A: Rắn boomslang còn gọi là rắn cây xanh Nam Phi, chủ yếu sống ở Swaziland, Botswana, Namibia, Mozambique và Zimbabwe, là một trong những loài rắn độc nhất trong số những loài được gọi là rắn nanh sau. Với cái đầu hình quả trứng, đôi mắt to quá khổ và cơ thể có hoa văn màu xanh lá cây tươi sáng, loài rắn boomslang khá bắt mắt. Theo Viện Đa dạng Sinh học Quốc gia Nam Phi, khi rắn boomslang bị đe dọa, chúng sẽ phồng cổ lên gấp đôi và lộ ra một mảng da sáng màu giữa các lớp vảy. Tử vong do vết cắn của boomslang có thể rất khủng khiếp với những con mồi hoặc nạn nhân của chúng. May mắn thay, hiện nay đã có chất chống nọc độc cho boomslang nếu nạn nhân có thể lấy nó kịp thời.
Câu 7: Đáp án A - Một người chăn cừu: Russell's viper là một loài rắn độc được tìm thấy ở châu Á. Loài này được đặt theo tên của Patrick Russell, một nhà chăn cừu người Scotland, người đầu tiên mô tả nhiều loài rắn ở Ấn Độ. Khoảng 58.000 ca tử vong ở Ấn Độ được cho là do rắn cắn mỗi năm và loài rắn này được coi là một trong những loài gây chết chóc nhiều nhất. Nọc độc của loài rắn Russell's viper có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng khủng khiếp, trong đó là các triệu chứng suy thận cấp tính, chảy máu nghiêm trọng và tổn thương đa cơ quan.
Câu 8: Đáp án C - 100m. Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) là loài rắn độc dài nhất thế giới, có kích thước lên tới 5,4 m. Rắn có thể phát hiện một người đang di chuyển từ cách xa gần 100m. Mỗi khi có nguy hiểm đe dọa, loài rắn hổ mang chúa sẽ sử dụng xương sườn và nhóm cơ đặc biệt ở cổ để làm bung hai phần mang bên cạnh hoặc vùng da quanh đầu. Sự nổi tiếng của Rắn hổ mang chúa không phải là hiệu lực của nọc độc mà là lượng tiêm vào nạn nhân: Mỗi vết cắn cung cấp khoảng 7 mililít (khoảng 0,24 ounce chất lỏng) nọc độc và con rắn có xu hướng tấn công nhanh chóng với ba hoặc bốn vết cắn kế tiếp. Nhà sinh vật học phân tử Sean Carroll tại Đại học Maryland đã viết trên tờ The New York Times rằng thậm chí một vết cắn có thể giết chết một con người trong 15 phút và một con voi trưởng thành chỉ trong vài giờ.
Câu 9: Đáp án B - 2 giọt. Được biết đến là loài rắn nguy hiểm nhất châu Phi, loài rắn mamba đen (Dendroaspis polylepis) có thể giết chết một người chỉ với hai giọt nọc độc. Được đặt tên cho màu tối, màu mực bên trong miệng của chúng, mamba đen thực sự có màu nâu. Chúng có chiều dài trung bình khoảng 8 feet (2,5 mét) và có thể di chuyển với vận tốc 19 km/h. Các nhà khoa học không chắc chắn có bao nhiêu người bị giết bởi mamba đen mỗi năm, nhưng nó là nguyên nhân gây ra số lượng các trường hợp tử vong liên quan đến rắn ở miền nam châu Phi. Những con rắn được sinh ra với hai đến ba giọt nọc độc trong mỗi chiếc nanh, vì vậy chúng là những kẻ cắn chết người ngay từ khi còn nhỏ. Theo Công viên Quốc gia Kruger, khi trưởng thành, loài rắn mamba đen thể tích trữ tới 20 giọt trong mỗi chiếc răng nanh.