Những dòng chữ kể về một câu chuyện bi thảm, mô tả viên đá này là “thạch anh tím bị nguyền rủa” hay còn được gọi là Sapphire tím Delhi.
Sapphire tím Delhi nổi tiếng được trưng bày.
Nguồn gốc của viên thạch anh tím liên quan đến giai đoạn sau khi cuộc nổi dậy ở Ấn Độ năm 1857 bị dập tắt, quân đội Anh đã tìm cách dạy cho những kẻ nổi loạn trong tương lai một bài học và họ đã cướp phá một cách có hệ thống hàng trăm ngôi đền, đền thờ và cung điện.
Lính Anh đột kích vào các căn phòng thiêng và lấy cắp nhiều tấn báu vật cổ của Ấn Độ. Một trong những ngôi đền bị lục soát này là Đền Indra ở Cawnpore (Kanpur), thờ thần Indra, vị thần chiến tranh và giông bão của người Hindu, người cưỡi trên lưng voi trắng, mang theo một tia chớp.
Chính trong cuộc vây hãm Cawnpore, đại tá kỵ binh W. Ferris đã chiếm giữ "viên sapphire tím", (thực ra là một viên thạch anh tím) mà ông tin rằng sẽ đảm bảo sự giàu có trong tương lai của gia đình mình. Tuy nhiên bất hạnh đã mở ra, hơn thế nữa mọi thành viên trong gia đình Ferris đều phải gánh chịu một loạt bệnh hiểm nghèo bí ẩn.
Đau khổ, bất hạnh và sự hủy diệt cũng được truyền lại cho những người thừa kế viên đá bí ẩn. Khi con trai của Ferris thừa kế cổ vật và đưa nó cho một người bạn, người ta nói rằng anh ta đã bất ngờ tự tử không lý do. Sau đó, bắt đầu một loạt các sự kiện khó hiểu dẫn đến những đồn đoán về “Lời nguyền thạch anh tím” hay còn được nhắc đến là “Lời nguyền của viên Sapphire tím Delhi”.
Ông Edward Heron-Allen.
Vào năm 1890, con trai của Ferris đã tặng viên đá cho Edward Heron-Allen, một nhà khoa học, nhà văn và học giả người Anh nổi tiếng. Khi Heron-Allen đưa viên đá cho một người bạn ca sĩ, “giọng hát của cô ấy đã chết và biến mất, cô ấy không bao giờ hát nữa". Ngay sau sự kiện này, Edward Heron-Allen được đồn đã mắc phải lời nguyền của viên sapphire tím Delhi.
Những câu chuyện bí ẩn vẫn duy trì cho đến khi ông ta đã ném nó xuống kênh đào Regent ở London. Mặc dù rất khó giải thích nhưng ba tháng sau, một người nạo vét sông đã thu hồi được viên đá màu tím và một người buôn bán cuối cùng đã… trả lại cho Heron-Allen trong sự sợ hãi.
Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên cho biết Heron-Allen đã mô tả viên thạch anh tím là “bị nguyền rủa”. Sau đó, Heron-Allen đã cố gắng “vô hiệu hóa” sức mạnh tà ác của viên đá bị nguyền rủa bằng mọi cách như trói nó bằng một chiếc nhẫn bạc có hình một con rắn hai đầu cùng hai chuỗi hạt bọ hung thạch anh tím. Thậm chí, ông ta còn khắc chiếc nhẫn với mười hai biểu tượng của cung hoàng đạo trước khi “nhốt” nó trong kho tiền ngân hàng của mình với bảy hộp niêm phong.
Heron-Allen đã hướng dẫn rằng chính xác ba năm sau khi ông qua đời, vào năm 1943, con gái ông nên mở khóa từng chiếc hộp trong số bảy chiếc hộp và đưa viên đá cho bảo tàng, với ghi chú kể chi tiết lịch sử xấu xa của viên đá.
Thần Indra, vị thần chiến tranh và giông bão của người Hindu.
Ghi chú đó có nội dung: “Ai mở nó ra, trước tiên sẽ đọc cảnh báo này, và sau đó làm theo ý mình với viên đá. Lời khuyên của tôi dành cho người đó là hãy ném nó xuống biển. Viên đá được gọi là viên sapphire tím Delhi, hay còn gọi là thạch anh tím bị nguyền rủa”.
Cho đến năm 2007, khi viên thạch anh tím lần đầu tiên được trưng bày trong Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, trong một video bí mật của bảo tàng, giám đốc bảo tàng Richard Savin nói rằng khi ông và vợ vận chuyển viên sapphire màu tím Delhi từ hội nghị chuyên đề, họ đã lái qua cơn bão kì dị nhất từng chứng kiến với tia chớp lóe lên ở cả hai bên xe.
Người phụ trách bảo tàng cho biết vợ anh ta đã hét lên: “Hãy ném viên ngọc đó đi, chúng ta không nên mang nó”.
Thậm chí, sau đó Richard Savin nói rằng mỗi khi cố gắng tham dự một cuộc họp tiếp theo, anh ta đều có dấu hiệu ốm nặng. Nhưng Richard Savin cho rằng điều này có thể chỉ là một sự trùng hợp.
Cho đến năm 2020, trong thời đại khoa học, những bí ẩn trong quá khứ hoàn toàn có thể giải quyết một cách đúng đắn với giả định cơ sở "tất cả chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên", nhưng cũng có thể là một lời nguyền. Nhưng quan trọng hơn cả lời nguyền cần một thành phần quan trọng để hoạt động, đó là "niềm tin”.
Thực tế, trong lịch sử, những lời nguyền được cho là được hình thành từ những lời cầu khẩn, cầu nguyện và nghi lễ, trong đó mong muốn điều không may nhắm vào người, đồ vật hoặc địa điểm khác.
Về mặt lịch sử, những lời nguyền rủa dường như là một phần thường xuyên của các nền văn hóa cổ đại và có thể là một cách để khiến kẻ thù khiếp sợ đồng thời giải thích những bất công rõ ràng của thế giới.
Mặc dù chưa có bằng chứng thực nghiệm nào cho thấy bất kỳ ai đã từng nâng cao sức mạnh huyền bí để gây tổn hại cho người khác, nhưng trong nghiên cứu của các nhà tâm lý học cung cấp bằng chứng cho thấy những người "tin rằng" đã bị nguyền rủa có thể mang lại đau khổ nghiêm trọng.
Niềm tin có thể khiến nạn nhân rơi vào những cái bẫy được gọi là “thiên vị xác nhận” - nơi mà chỉ những sự kiện và sự kiện liên quan đến niềm tin của họ vào lời nguyền mới có giá trị, dẫn đến việc "người tin" có những chuỗi sự kiện liên kết với nhau liên quan đến "lời nguyền” của họ.