Bí ẩn về "đám khói lạ" trên sao Hỏa

Năm 2012, các nhà thiên văn học đã phát hiện một điểm khói bốc lên từ bề mặt sao Hỏa. Trước thời điểm Mars One sắp công bố đoàn người lên sao Hỏa, điểm khói “lạ” đang được quan tâm trở lại nhưng vẫn chưa có lời giải đáp, theo tờ Time.

Theo các nhà thiên văn, chỉ trong 10 tuần trong khoảng tháng 3 và 4/2012, điểm khói được phát hiện, từ một đốm khói nhỏ lan rộng thành vệt khói lớn. Quy mô lan rộng của vệt khói trải dài 621m theo chiều ngang lẫn chiều dọc, trang United Press International dẫn nguồn từ tạp chí Nature ngày 18/2 cho biết.


Hình ảnh trên bề mặt sao Hỏa của cơ quan không gian NASA - (Ảnh: Reuters)

Theo những hình ảnh chụp từ hành tinh đỏ cũng như từ kính viễn vọng không gian Hubble, trước đây đã có những đám khói mờ xuất hiện trên bề mặt sao Hỏa. Chúng được hình thành từ bụi CO2 và các tinh thể nước. Tuy nhiên, các nhà thiên văn cho biết đám khói lạ vào năm 2012 hoàn toàn khác với những hiện tượng trước.

Theo đó, nhóm các nhà khoa học tại Đại học Basque Country (Tây Ban Nha) đã cố gắng đi tìm lời giải cho đốm khói "lạ" trong những năm qua, theo tờ Time.


Hình ảnh về đám khói lạ trên sao Hỏa - (Ảnh chụp màn hình trang United Press International)

Tinh thể đá: Được hình thành từ nước hoặc khí CO2. Tuy nhiên, giả thiết này đã vấp phải vấn đề về nhiệt độ. Khí quyển của tinh thể đá phải lạnh hơn rất nhiều lần so với nhiệt độ nơi đám khói được phát hiện. Hơn nữa, nếu tinh thể đá là nước thì độ ẩm ở bề mặt phải lớn hơn so với bề mặt của đám khói xuất hiện.

Bão bụi: Giả thuyết đám khói có thể là một cơn bão bụi khổng lồ đã không có cơ sở chắc chắn vì đám khói không lan rộng và di chuyển nhanh như những cơn bão bụi trước đây.

Cực quang: Hiện tượng quang học với ánh sáng nhiều màu trên bầu trời về đêm, được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió mặt trời với tầng khí quyển bên trên của hành tinh. Các nhà khoa học cho rằng đám khói bí ẩn có thể đến từ nguồn năng lượng mặt trời. Nhưng thực tế, trên bề mặt sao Hỏa, nơi đám khói xuất hiện, nguồn ánh sáng mặt trời rất yếu.

“Tôi thực sự không lý giải được hiện tượng này. Tôi không hiểu vì sao có những vật thể tồn tại được trên sao Hỏa một thời gian dài”, ông Bruce Jakosky, trưởng bộ phận phụ trách nghiên cứu sao Hỏa của NASA cho biết.

Cách duy nhất để lý giải và tìm hiểu thêm về đám khói bí ẩn là chờ nó xuất hiện một lần nữa. Chúng tôi đã sẵn sàng cho những cuộc nghiên cứu chi tiết, ông Jakosky và các cộng sự cho hay trên United Press International.

Tờ Time bình luận, lời giải về đám khói lạ sẽ như một phát hiện lớn lao của con người về hành tinh gần nhất với Trái Đất. Có hay không sự sống trên sao Hỏa, đó vẫn còn là một bí mật lớn.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video