Bí kíp thoát khỏi đám đông hỗn loạn

Thương vong hàng loạt là kết quả của một vụ giẫm đạp lẫn nhau khi một đám đông yên bình có thể nhanh chóng biến thành một khối hoảng loạn. Làm thế nào để thoát khỏi đám đông hỗn loạn và sống sót là kỹ năng cần thiết cho bất kỳ ai, đặc biệt là trẻ em – đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương nhất.

Mẹo thoát khỏi đám đông hỗn loạn nhanh nhất

Thảm kịch, sự kiện và con số

Tính chất đầy kích động của các sự kiện lớn như thể thao, biểu diễn nghệ thuật, hay đơn giản chỉ là những buổi mua sắm khi mọi người chen nhau để tìm được hàng giảm giá… có thể biến một đám đông sôi nổi thành một đám người náo loạn. Thảm kịch xảy ra khi xuất hiện nỗi sợ hãi tập thể, là kết quả của một sự việc bất thường khiến đám đông đồng loạt bỏ chạy.

Hãy cho trẻ biết đến những thảm kịch khủng khiếp như vụ giẫm đạp xảy ra tại cầu Kim Cương của quốc gia láng giềng Campuchia tối ngày 22/11/2010, hậu quả là 456 người chết, trong đó có 8 người Việt Nam. Hầu hết những người thiệt mạng là phụ nữ và trẻ em.


Một đám đông chờ đợi, chen lấn để mua hàng hiệu.

Những thông tin, hình ảnh, con số… sẽ có tác động lớn đến trẻ. Như vậy, trẻ sẽ hướng tâm và chú ý hơn đến những kỹ năng mà bạn hướng dẫn sau đó.

Nhận biết mối nguy hiểm

Trẻ biết cách tránh, phòng trước mối nguy hiểm vẫn tốt hơn là rơi vào tình huống phải đối phó với nó. Bạn hướng dẫn trẻ một số mẹo cần thiết.

  • Quan sát, lưu ý tất cả các lối thoát ở địa điểm ngay khi đến nơi. Làm quen với môi trường xung quanh và xác định các lối ra thay thế. Sẽ nhanh chóng thoát khỏi nguy hiểm khi chúng ta đã biết lối thoát nằm ở đâu.
  • Nhận biết địa hình nơi mình đang đứng. Bởi khi đám đông di chuyển trên mặt đất ẩm ướt, mấp mô hoặc trơn trượt, gần ao hồ… sẽ rất nguy hiểm nếu chúng ta bị ngã, rơi.
  • Hãy nhận biết bầu không khí chung của sự kiện, cảnh hỗn loạn thường có thể được dự báo trước. Nếu bắt đầu cảm thấy không thoải mái, nên xem xét rời khỏi đó. Chỉ cho trẻ thấy, điều này rất khó, bởi có thể chúng đã phải đi một quãng đường dài hoặc chờ đợi để tham gia sự kiện đó. Nhưng trẻ nên nhớ, chỉ một vài giây thôi cũng đủ tạo ra sự khác biệt.
  • Tránh kịch bản tồi tệ nhất khi mắc kẹt trong đám đông, đó là bị dồn về phía tường hoặc hàng rào. Chỉ cần 6 đến 7 người cùng đẩy về một hướng có thể tạo một lực đủ bẻ cong lan can thép hoặc lật đổ bức tường gạch. Trong các vụ giẫm đạp, hầu như mọi người bị chết là do phải chịu một lực ép quá lớn khiến họ không thể thở, dẫn đến ngạt.


Ảnh: CTV.

Sống sót trong đám đông hoảng loạn

  1. Điều đầu tiên, bạn lưu ý trẻ một nguyên tắc sống còn, đó là không nên tham gia vào những sự kiện có quá đông người khi chưa trưởng thành. Bởi, phụ nữ và trẻ em luôn là những đối tượng yếu thế nhất trong những tình huống bất trắc xảy ra.
  2. Dạy trẻ rằng, nếu chẳng may ở trong đám đông di chuyển thì không nên chống lại, không cố gắng đi ngược chiều, không đứng im hoặc ngồi xuống, bởi như thế sẽ bị xô ngã và bị giẫm đạp. Đừng cố chạy thật nhanh để thoát ra, làm như thế càng dễ có nguy cơ bị xô đẩy và ngã.
  3. Hướng dẫn trẻ về nguyên lý di chuyển của đám đông, giống như một làn sóng nên bao giờ cũng có thời gian tạm lắng. Đó chính là cơ hội để di chuyển. Cách di chuyển là theo đường chéo và luôn luôn có khoảng không gian mở giữa người với người nên phải chớp thời cơ, tận dụng để di chuyển sang bên, dần tiến ra ngoại vi.
  4. Trẻ nên để tay trước ngực giống như một võ sĩ quyền anh để bảo vệ ngực và dễ dàng di chuyển hơn.
  5. Nếu bị ngã, cần nhanh chóng đứng dậy, không thể đứng dậy được thì di chuyển bằng cách bò cùng hướng với đám đông. Điều đó cũng không làm được thì hãy nằm cuộn tròn người lại theo tư thế thai nhi.
Cập nhật: 09/08/2024 Theo giadinhvatreem
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video