Bí mật hệ thống "độ" giúp xe đua vọt đi như tên lửa

Khi xem các bộ phim đua xe kinh điển, bạn có tò mò bằng cách nào mà các tay đua chỉ cần ấn một nút đặc biệt là chiếc xe bỗng phóng đi vun vút?

Hệ thống giúp xe chạy nhanh như tên lửa

Các fan phim điện ảnh hay các game thể loại đua xe đường phố, hẳn đã không còn xa lạ gì với cảnh các tay đua so kè tốc độ quyết liệt với nhau.

Đặc biệt, trên xe của các tay đua thường được "độ" thêm một nút bấm. Khi một tay đua muốn vượt lên đối thủ, anh ta chỉ cần nhấn vào một nút đặc biệt trên cần lái, chiếc xe lập tức phóng vọt đi như tên bắn - giống như trong ảnh dưới:

Chắc hẳn ai cũng tò mò về công nghệ "độ xe" này đúng không? Đó chính là hệ thống NOS (viết tắt của Nitrous Oxide System) - hệ thống giúp động cơ tăng công suất hoạt động, khiến cho tốc độ xe tăng vọt.

Có lẽ nhiều bạn cũng đã từng nghe về hệ thống này nhưng đã bao giờ tự hỏi về cách thức hoạt động của nó chưa? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp điều này.

Nitrous oxide – N2O là một phân tử khí gồm hai nguyên tử Ni-tơ liên kết với một nguyên tử oxy. Đây là một chất khí không cháy được nén dưới áp suất cao thành dạng lỏng để lưu trữ trong bình chứa. Nếu được giải phóng khỏi bình, N2O từ dạng lỏng sẽ trở lại trạng thái khí.


N2O lỏng khi đưa vào động cơ sẽ trở thành dạng khí.

Khi nitrous oxide được đưa vào động cơ thì một lượng nhiên liệu bổ sung cũng sẽ được thêm vào để làm nhiên liệu đốt. Cần biết rằng hàm lượng oxy chứa trong nitrous oxide là khoảng 33% - chênh lệch khá lớn so với hàm lượng sẵn có trong không khí (20%).

Dưới nhiệt độ cao bên trong động cơ, liên kết giữa nguyên tử nitrogen và oxygen bị phá vỡ, tạo ra một sự tăng đột ngột lượng oxy trong buồng đốt.

Lượng oxy tăng thêm giúp đốt cháy phần nhiên liệu được bổ sung ban đầu khiến quá trình cháy diễn ra mạnh hơn, từ đó đẩy piston chuyển động nhanh hơn và sinh nhiều công suất hơn cho động cơ.

Một bộ hệ thống nitrous oxide (nitrous oxide system - NOS) là biện pháp hoàn chỉnh nhất để bổ sung cùng lúc khí nitrous oxide và nhiên liệu vào trong động cơ. Có hai loại NOS được thiết kế là loại khô (dry) và loại ướt (wet).

Loại khô giữ phần đầu họng hút được khô ráo, đồng thời cho phép bộ phun nhiên liệu có sẵn của xe tự điều khiển lượng nhiên liệu bổ sung do hệ thống chỉ thêm duy nhất khí nitrous oxide vào đầu họng hút.

Ngược lại, loại ướt làm ướt phần đầu họng hút, nắm quyền điều khiển lượng nhiên liệu bổ sung bởi hệ thống phun vào đầu họng hút khí nitrous oxide đã được trộn lẫn nhiên liệu.

Khi so sánh ưu nhược điểm thì NOS loại khô tuy được xem là lắp đặt đơn giản và có chi phí rẻ hơn loại ướt nhưng lại không cung cấp công suất cho động cơ cao bằng.

Và thành quả sau khi lắp xong sẽ là một chiếc xe với khả năng tăng tốc cực kỳ... "ảo", có thể giúp tốc độ chiếc xe vượt quá cả bảng đồng hồ trong buồng lái.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng đây là quá trình "tăng tốc cưỡng ép" - bằng cách cung cấp thêm oxy trong buồng đốt, khiến động cơ hoạt động vượt mức công suất vốn có của nó.

Chính vì vậy, việc lạm dụng NOS sẽ khiến động cơ xe nhanh chóng bị bào mòn và hư hỏng. Ngoài ra, việc lắp đặt hệ thống cũng cần rất cẩn thận, vì chỉ cần một sai sót nhỏ cũng khiến lượng khí N2O bơm vào quá nhiều sẽ gây hỏng động cơ thậm chí là cháy nổ.

Funfact về N20

Khí nitrous oxide còn có tên gọi khác là “khí gây cười” - laughing gas, bởi khi hít loại khí này vào sẽ khiến cho con người cảm thấy phấn khích và cười nghiêng ngả. Một số trường hợp còn gây ra ảo giác.

Tuy nhiên theo khuyến cáo của các bác sĩ trên thế giới nitrous oxide ảnh hưởng trực tiếp tới tim mạch và hệ thần kinh, nếu lạm dụng có thể gây hậu quả xấu là trầm cảm hoặc thậm chí thiệt mạng.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video