Bí mật trong não kỳ thủ

Những kỳ thủ tập đánh cờ trong nhiều năm sử dụng não hoàn toàn khác so với người chơi cờ nghiệp dư.

Xiaohong Wan, một nhà khoa học làm việc tại Viện Nghiên cứu Não Riken ở Nhật Bản, cùng các đồng nghiệp dùng máy quét cộng hưởng từ để so sánh hoạt động trong não các kỳ thủ nghiệp dư và chuyên nghiệp khi họ chơi các ván cờ tướng, Discovery News đưa tin.

Kết quả cho thấy, trong lúc kỳ thủ chuyên nghiệp chơi cờ, một số vùng trong não họ phát sáng (nghĩa là hoạt động), song hiện tượng đó không xảy ra trong não của kỳ thủ nghiệp dư.

Khi nhóm nghiên cứu yêu cầu kỳ thủ nghiền ngẫm kỹ nước cờ tiếp theo, vùng hậu thùy đỉnh phát sáng mạnh hơn. Vùng hậu thùy đỉnh xử lý hình ảnh và trí nhớ phân đoạn.

Nếu kỳ thủ chuyên nghiệp bị ép phải tính toán thật nhanh nước cờ, vùng nhân đuôi trong não họ hoạt động mạnh hơn. Đây là vùng điều khiển các hành vi mang tính định hướng của con người.

Vùng hậu thùy đỉnh và vùng nhân đuôi trong não kỳ thủ nghiệp dư và người bình thường không hoạt động khi họ tính toán nước cờ”, nhóm nghiên cứu viết trên tạp chí Science.

Nhóm nghiên cứu tin rằng, trong quá trình kỳ thủ chuyên nghiệp tập luyện, mạch thần kinh nối vùng nhân đuôi và vùng hậu thùy đỉnh của họ hoạt động ngày càng hiệu quả. Nhờ đó mà kỳ thủ chuyên nghiệp nhận định cục diện của ván cờ một cách nhanh chóng, đồng thời tính ra phương án hợp lý nhất cho nước cờ tiếp theo.

Ý tưởng về nước cờ được tạo ra rất nhanh và hoàn toàn tự động, nghĩa là hầu như không cần tới hoạt động tư duy”, nhóm nghiên cứu giải thích.

Theo Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video