Bí quyết chống thấm nhà ở (2)

Chuyện chống thấm cơ bản phải dựa trên sự phối hợp đồng bộ và căn cơ ngay từ đầu giữa các phần thiết kế, lựa chọn chủng loại vật liệu, kỹ thuật thi công, quá trình sử dụng và bảo trì, bảo dưỡng công trình.

Hệ thống thoát nước mái phải làm rất cẩn thận (Ảnh: Nhadep)
Một số không gian tiếp xúc nước thường xuyên như hồ (bể) chứa nước, hồ bơi, sàn vệ sinh, máy giặt, hồn hoa, sân thượng không có mái che, ban công... chắc chắn khả năng bị thấm sẽ cao hơn những khu vực khác trong nhà. Thấm từ trên xuống là chuyện ai cũng biết, nhưng lại còn có cả thấm ngược từ dưới nền nhà lên do tính toán chống thấm chân tường không tốt. Rồi thấm vách tầng hầm, thấm ngang bên hông do giữa hai nhà có khe hở, thấm do lỗ giàn giáo xây xong rút đi...

Thấm đôi khi cũng rất oái ăm khi ta thấy dưới trần loang lổ, nhưng lên sàn trên chẳng tìm ra đầu mối. Thấm chỗ này nhưng phải chống chỗ kia, hoặc thấm chỉ một chỗ mà phải chống toàn bộ là chuyện thường hay gặp. Và quan trọng hơn, chống thấm phải tính từ lúc thiết kế, từ lúc làm phần thô chứ không phải chờ đến lúc bị thấm mới lo đi chống.

Một công đôi ba lợi

Hiệu quả của giải pháp chống thấm - nếu cân nhắc từ đầu - sẽ đồng thời đem lại tác dụng nhiều mặt: chống thấm dột, chống nóng, chống ồn và cả chống lún nứt. Việc đúc sàn mái hai lớp, kê tấm đan có khoảng đệm khí ở giữa, lợp mái dốc để "đậy" mái bằng, dùng sàn thép hoặc gỗ làm mặt kê bên trên... đều giảm thiểu được tác dụng của mưa nắng trực tiếp, tức là kiêm luôn chống nóng và chống nứt kết cấu mái. Đối với tường ngoài, nếu có thể, nên xây tường dày hai lớp, có lớp cách nhiệt ở giữa cũng là kết hợp giảm nóng. Nên dùng gạch xây đúng tiêu chuẩn. Chất lượng, chủng loại, xuất xứ của gạch xây cũng rất quan trọng để tránh tường bị xuống cấp nhanh. Tại các mối nối hoặc liên kết giữa tường và cửa phải đảm bảo cấu tạo có gờ hoặc chỉ viền bảo vệ.

Đối với phần công trình ngầm thì giải pháp "ăn chắc mặc bền" luôn tỏ ra hiệu quả hơn cả. Hiện nay đang phổ biến cách xây một hồ chứa ngầm bằng gạch thẻ, ngâm nước xi măng và tô trát kỹ, sau đó đặt bồn chứa nước vào bên trong, trên mặt đậy nắp đan bê tông có chốt mở và bơm hút để bảo dưỡng súc rửa định kỳ. Cách làm này là để tránh thấm đúng hơn là chống thấm. Tất nhiên, cách này tốn kém nhưng bù lại, an toàn và vệ sinh hơn nhiều, lại không choán diện tích. Trường hợp nhà xây trên nền đất yếu thì nền tầng một nên đổ bê tông chất lượng cao để vừa chống thấm ngược hoặc thấm xung quanh do nước ngầm, vừa chống được việc lún sụp nên khi nhà bên cạnh thi công hoặc xe chạy bên ngoài gây chấn động.

Phần 1

Theo Nhà Đẹp, Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video