Bí quyết giúp "đốt" 1.500 calo một giờ ai cũng có thể thử

Đi bộ mang vác (Rucking) là gì?

Rucking, còn gọi mang vác một vật nặng như balo (trọng lượng 3-5 kg) trong khi đi bộ, có thể giúp đốt cháy 1.500 calo một giờ.

Farren Morgan, từng là lính gác hoàng gia và nay là huấn luyện viên quân sự, khuyên "hãy biến mỗi bước đi thành cơ hội để rèn luyện cơ thể". Theo ông, đây là một cách để nâng cao hiệu quả tập luyện mà không cần phụ thuộc vào phòng gym.

Rucking không chỉ gây sốt trên TikTok với hàng triệu lượt xem mà còn là hoạt động thể chất bản năng con người sinh ra để thực hiện. Có thể bắt đầu hành trình rucking bằng cách chuẩn bị kỹ lưỡng, chọn lựa đồ dùng phù hợp và đảm bảo cơ thể luôn được hydrat hóa (đủ nước). Morgan khuyên hãy tăng trọng lượng ba lô từ từ để cơ thể có thời gian thích nghi dần.


Đi bộ mang vác giúp đốt cháy calo hiệu quả. (Ảnh: Telegraph).

Rucking để tăng cường sức bền

Morgan cho biết một chuyến đi bộ nhanh rucking mỗi ngày sẽ cải thiện sức bền và nâng cao trình độ thể dục, kích thích cả tim và phổi. Để bắt đầu, bạn chỉ cần một đôi giày đi bộ tốt, một chiếc ba lô và trọng lượng cho vào ba lô.

Cách thực hiện

  • Tạo dáng vững chãi: Thẳng lưng, vai mở rộng và cân nặng ba lô phải đều khắp lưng.
  • Khởi động: Bước nhanh, giữ nhịp đều đặn, đủ để tim đập mạnh nhưng vẫn có thể nói chuyện.
  • Mục tiêu: Hướng tới một khoảng cách vừa phải, từ 4 đến 8 km, đủ để thách thức bản thân mà không kiệt sức.

Rucking để đốt cháy calo

Theo Morgan, mở rộng lộ trình rucking không chỉ là cách đốt cháy lượng calo đáng kể mà còn tăng cường hiệu suất trao đổi chất. Đồng thời, tăng số bước chân - chìa khóa để củng cố sức khỏe tim mạch, giảm thiểu rủi ro các bệnh lý liên quan đến tim.

Cách thực hiện

  • Duy trì nhịp độ hơi khó hơn mức thoải mái.
  • Kết hợp các khoảng thời gian tăng tốc để nâng cao cường độ.
  • Hãy nhắm đến quãng đường từ 6,4 đến 9,7 km và điều chỉnh dựa trên khả năng của bản thân và độ khó của địa hình.

Rucking để tăng cường sức mạnh

Morgan cho rằng mỗi bước chân trên địa hình khắc nghiệt không chỉ là thử thách mà còn là cơ hội để tăng cường cơ bắp từ đôi chân đến cơ lõi và thân trên. Không chỉ vậy, rucking còn giúp xương trở nên cứng cáp, giảm nguy cơ loãng xương. Mỗi bước đi trên nền đất không bằng phẳng cũng chính là bài tập cho sự vững chãi của khớp.

Cách thực hiện

  • Chọn địa hình khó như đồi dốc và đường mòn có chướng ngại vật.
  • Tập trung vào nhịp độ ổn định và kích hoạt cơ lõi, cơ mông và cơ chân với mỗi bước đi.
  • Giới hạn quãng đường từ 3,2 đến 6,4 km để tập trung vào việc xây dựng sức mạnh hơn là sức bền.

Cân nặng ba lô rucking nên là bao nhiêu?

Morgan khuyên hãy khởi đầu nhẹ nhàng, rồi tăng trọng lượng ba lô cùng với tốc độ và cường độ của mình. "Khi cảm thấy sẵn lòng, hãy nâng cao mức độ từ từ, biến mỗi bước chân thành cơ hội tăng cường sức mạnh", ông nói, thêm rằng tốt nhất mang ba lô chỉ bằng 5-10% trọng lượng cơ thể khi mới bắt đầu. Đơn cử, người nặng 60kg chỉ nên vác ba lô nặng 3-6kg.

Ngoài ra, mọi người nên tăng dần quãng đường trước khi tăng trọng lượng ba lô. Có thể bắt đầu từ 2km, một lần mỗi tuần, rồi tăng dần cả chiều dài quãng đường lẫn tần suất.

Morgan khuyến khích mọi người chọn ba lô quân đội vì chúng bền bỉ, có khả năng chịu lực và có dây đeo điều chỉnh giúp duy trì sự thoải mái trong suốt hành trình. Lấp đủ trọng lượng vào ba lô bằng cách sử dụng sách, chai nước,... Sử dụng quần áo hoặc khăn để chúng không xê dịch. Những vật dụng này cũng có ích khi đến đích.

Cuối cùng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xem có phù hợp với tình trạng sức khỏe bản thân không.

Cập nhật: 24/04/2024 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video