Biện pháp giảm ho, trị viêm phế quản tại nhà

Mẹo trị viêm phế quản tại nhà đơn giản, rẻ tiền

Viêm phế quản (Bronchitis) là một bệnh lý địa phương của ống phế quản và có thể kèm theo các triệu chứng như viêm, sưng tấy, ho dai dẳng, và đờm.

Có hai loại viêm phế quản là cấp tính và mãn tính. Viêm phế quản cấp tính phổ biến hơn với các triệu chứng kéo dài vài tuần, nhưng thường không gây ra vấn đề gì sau thời gian đó. Trong khi đó, viêm phế quản mãn tính nghiêm trọng hơn, có thể tái phát và không khỏi hẳn.


Viêm phế quản có thể khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu. (Ảnh: Medicalnewstoday).

Dấu hiệu điển hình của viêm phế quản

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh (NHS), các triệu chứng của viêm phế quản có thể tương tự cảm lạnh hoặc cúm. Thông thường, cả viêm phế quản cấp tính và mãn tính đều có những dấu liên quan đến hô hấp, bao gồm:

  • Tắc nghẽn ngực.
  • Ho có thể khạc đờm trong, trắng, vàng hoặc xanh lá cây.
  • Khó thở.
  • Thở khò khè hoặc có tiếng huýt sáo khi bạn thở.

Các triệu chứng của viêm phế quản cấp tính cũng có thể bao gồm: Đau nhức cơ thể và ớn lạnh; mệt mỏi; sốt nhẹ; sổ mũi, nghẹt mũi và viêm họng.

Ngay cả sau khi các triệu chứng khác của viêm phế quản cấp tính đã hết, cơn ho vẫn có thể kéo dài vài tuần dù các ống phế quản lành lại và hết sưng tấy. Với viêm phế quản mãn tính, cơn ho kéo dài ít nhất 3 tháng và tái phát ít nhất 2 năm liên tiếp.


Ho dai dẳng, có đờm là triệu chứng điển hình ở người bệnh viêm phế quản. (Ảnh: Everydayhealth).

Cách giảm viêm phế quản

Theo Webmd, khi ho không ngừng do viêm phế quản, bạn có thể tìm mọi cách có thể để làm cho cơn ho ngừng lại. Ngoài thuốc giảm ho (có thể có tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt hoặc khô miệng), một số biện pháp khác sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Tránh những thứ gây hại phổi

Tránh xa các chất như khói, hơi hóa chất, khói bụi và ô nhiễm không khí là cách tốt nhất để ngăn ngừa và điều trị bệnh viêm phế quản.

Nếu bạn hút thuốc và gặp khó khăn trong việc bỏ thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn biện pháp điều trị phù hợp. Nếu bạn không thể tránh xa các chất khác - chẳng hạn phải làm việc xung quanh chúng - hãy đeo khẩu trang và mở cửa sổ khi có thể.

Nghỉ ngơi đầy đủ

Nhiễm trùng và ho do viêm phế quản có thể khiến bạn rất mệt mỏi. Lắng nghe cơ thể và nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, đặc biệt là trong vài ngày đầu tiên sau khi mắc bệnh. Nếu cơn ho ban đêm khiến bạn tỉnh giấc, hãy dùng thêm một chiếc gối để kê cao đầu và giữ cho chất nhầy không đọng lại ở cổ họng.

Bổ sung chất lỏng

Khi bạn bị viêm phế quản, điều quan trọng là làm lỏng chất nhầy trong ngực để bạn có thể ho ra ngoài và thở dễ dàng hơn. Cách tốt nhất để làm loãng chất nhầy là uống nhiều nước như nước lọc, nước ép trái cây pha loãng, trà thảo dược và súp trong. Đặt mục tiêu uống từ 8 đến 12 ly mỗi ngày. Cố gắng tránh xa rượu và caffeine.

Hít hơi nước

Đây là một cách khác để làm loãng và tống chất nhầy ra khỏi cơ thể nhanh hơn. Trước tiên, bạn đổ nước nóng vào bát lớn chịu nhiệt. Hãy cẩn thận để không bị bỏng và không sử dụng nước quá nóng, đặc biệt là khi ở gần trẻ em. Sau đó, trùm một chiếc khăn lên đầu và cúi đầu xuống bát nước nóng, dùng khăn tạo thành một chiếc lều để giữ hơi nước. Hít thở hơi nước trong tối đa 10 phút.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tắm nước nóng hoặc ngồi trong phòng tắm ướt nhiều hơi nước.

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Máy tạo độ ẩm phun sương lạnh hoặc ấm trong phòng ngủ sẽ tạo độ ẩm trong không khí khi bạn ngủ, điều này sẽ giúp làm sạch chất nhầy. Lưu ý là bạn nên vệ sinh máy tạo độ ẩm thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn và nấm mốc.

Súc miệng bằng nước muối

Điều này có thể loại bỏ một số chất nhầy bao phủ và kích thích cổ họng. Bạn có thể thực hiện cách này nhiều lần trong ngày để cổ họng cảm thấy dễ chịu hơn.

Làm dịu cơn ho

Mật ong đã được sử dụng làm thuốc từ thời cổ đại. Ngậm một thìa mật ong hoặc khuấy vào trà thảo dược ấm có thể giúp giảm ho khó chịu thường đi kèm với viêm phế quản và cũng làm dịu cơn đau họng. Tuy nhiên, đừng cho trẻ dưới một tuổi uống mật ong vì nó có thể gây ngộ độc ở trẻ sơ sinh.

Cập nhật: 04/02/2023 Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video