Bộ ba thiên hà thời Hừng đông vũ trụ

Các nhà thiên văn học đã sử dụng viễn vọng kính ở Chile kết hợp với sức mạnh của Hubble trên quỹ đạo để quan sát bộ ba thiên hà cổ xưa vào thời điểm vũ trụ mới hình thành.

>>> Phát hiện thiên hà “tối”


Bộ ba thiên hà cổ xưa. (Ảnh: newswise.com)

Nhóm thiên hà này cách trái đất gần 13 tỉ năm ánh sáng, nép mình vào bên trong khối khí cổ đại khổng lồ. Khi lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2009, các thiên hà trên có bề ngoài như một khối thống nhất, với kích thước gấp gần 10 lần thiên hà tiêu chuẩn ở độ tuổi đó.

Nó được gọi là Himiko. Tuy nhiên, sau khi quan sát kỹ lưỡng, các chuyên gia khẳng định nó là một hệ thống 3 thiên hà sát vào nhau. “Đây là một hệ thiên hà cực kỳ hiếm hoi, có mặt khi vũ trụ mới 800 triệu năm tuổi, cho phép giới chuyên gia quan sát được những giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành thiên hà trong giai đoạn gọi là “Hừng đông vũ trụ”, khi vũ trụ lần đầu tiên tỏa ra ánh sáng của các vì sao”, Space.com dẫn lời Richard Ellis, Giáo sư thiên văn thuộc Viện Công nghệ California (Mỹ).

Ấn tượng hơn nữa, các thiên hà trên dường như đang hợp nhất thành một thiên hà khổng lồ, nhiều khả năng phát triển thành dạng như dải Ngân hà của chúng ta.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video