Bồ câu - Loài chim thông minh của thế giới động vật

Bồ câu được biết đến là giống chim thông minh hơn so với nhiều loài chim khác. Nhờ bản năng dẫn đường mà chúng sở hữu khả năng đặc biệt, do đó, cũng có những hiện tượng lạ tồn tại xung quanh khả năng của chúng.

>>> Bồ câu tự tìm đường về không phải do huấn luyện

Trong thế giới động vật, mỗi loài tồn tại đều mang trong mình những khả năng kì diệu khác nhau, chúng khiến cho con người phải kinh ngạc và trầm trồ nể phục vì khả năng của mình, điển hình là loài chim bồ câu. Các nhà khoa học đã chú ý quan sát và nghiên cứu về khả năng đặc biệt của loài bồ câu, vì vậy họ đã có những phát hiện thú vị về các hiện tượng lạ tồn tại xung quanh khả năng của chúng. Tuy kích thước não của bồ câu rất nhỏ, nhưng chúng có thể phân biệt và gọi tên được các đối tượng tương tự như trẻ con học chữ.


Bồ câu là hiện tượng lạ trong giới động vật bởi chúng thông minh hơn so với nhiều loài động vật khác

Nghiên cứu mới của Đại học Iowa chỉ ra rằng, chim bồ câu có khả năng học để phân biệt 128 bức ảnh thành 16 hạng mục cơ bản. Các nhà khoa học dạy chúng cách nhận biết từng thuộc tính, đặc điểm khác nhau của các giống chó hay giống ngựa. Họ bày ra những bức ảnh đen trắng không rõ nét về những con chó hay những con ngựa để kiểm tra xem chúng có thể nhận biết chính xác các kí hiệu tương ứng không.

Sau cuộc thử nghiệm, các nhà khoa học nhận định loài chim này có cách tiếp cận những kí hiệu tương tự như cách một đứa trẻ bắt đầu học chữ. Để bồ câu có thể phân biệt được 16 hạng mục khác nhau, các nhà nghiên cứu phải huấn luyện chúng trong vòng 40 ngày.

Giáo sư Edward Wasserman, nhà tâm lý học tại Đại học Iowa, người chịu trách nhiệm về cuộc thử nghiệm, cho biết: “Một người trưởng thành có thể học hỏi và phân biệt 16 hạng mục trên thế giới trong vòng một giờ đồng hồ, tuy nhiên, khả năng nhận biết của bồ câu khá chậm, phải qua 45.000 cuộc thử nghiệm chúng mới đạt được giới hạn đó".


Chim bồ câu có thể phân biệt được 16 hạng mục khác nhau

Liệu rằng một đứa trẻ có thể tiếp thu nhanh hơn loài chim bồ câu? Điều đó gần như chắc chắn. Tuy nhiên, đến với các cuộc thử nghiệm, loài chim này chưa được huấn luyện. Trước đó, bồ câu không hiểu được bản chất của việc huấn luyện, cũng chưa từng trải qua các bài huấn luyện như vậy và chúng không có khả năng ngôn ngữ. Trong khi đó, tất cả những vấn đề này lại thuộc về bản năng học hỏi của con người. Do đó, việc so sánh khả năng nhận biết giữa loài chim này với đứa trẻ sơ sinh là phù hợp hơn, bởi những đứa trẻ này phải mất từ 6-9 tháng để học chữ cái đầu tiên.

Mỗi ngày huấn luyện, các nhà nghiên cứu bày ra 128 bức ảnh ngẫu nhiên và huấn luyện mỗi con bồ câu. Mỗi hình ảnh thuộc một trong 16 hạng mục như em bé, chai lọ, bánh trái, xe cộ, chó, vịt, cá, hoa, mũ, chìa khóa, bút, điện thoại, kế hoạch, giày, cây cối. Sau đó những con chim phải chạm mỏ lên một trong hai biểu tượng có màu sắc khác nhau thể hiện câu trả lời đúng hoặc sai được cài sẵn trên màn hình cảm ứng máy tính.

Sau huấn luyện, họ bày những hình ảnh đó cùng những bức ảnh thuộc hạng mục khác mà chúng chưa được huấn luyện để xem chúng có thể nhận biết các hạng mục chính xác không. Trong những con chim được kiểm tra, một con đạt độ chính xác 80%, con thứ hai đạt được độ chính xác 70% và con thứ ba đạt 65% chính xác.


Chim bồ câu nhận biết các đối tượng giống đứa trẻ học chữ

Trên tạp chí nhận thức, các nhà nghiên cứu cho biết thử nghiệm của họ là một minh họa đơn giản về cách trẻ em được dạy chữ - bởi cha mẹ của chúng chỉ vào hình ảnh và yêu cầu chúng đặt tay lên cho các hạng mục.

Theo Vietq
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video