Bơi lội giúp não bộ khỏe mạnh và giảm căng thẳng, mệt mỏi

Tất cả chúng ta đều biết lợi ích của việc bơi lội đối với sức khỏe. Nó không chỉ giúp cho cơ thể hít vào được nhiều khí oxy hơn, mà còn các cơ bắp chắc khỏe và điều chỉnh liên tục hơi thở của bạn.

Ngoài ra, bơi lội cũng là một cách tuyệt vời để giảm căng thẳng, mệt mỏi. Khi bơi dưới nước, giống như việc bạn đang sống ở một thế giới khác vậy. Nước làm biến dạng bầu trời, phản chiếu ánh sáng mặt trời xuống nước tạo thành những "mô hình mây tuyệt đẹp" dưới nước. Vì vậy, chả có gì đáng ngạc nhiên khi bơi lội có thể đưa bạn vào một không gian lý tưởng cả.

Bơi lội cũng là một cách tuyệt vời để giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Não bộ phản ứng thế nào trong khi bơi lội?

Bơi lội là một bài tập thiền định. Chức năng não bộ của bạn được cải thiện thông qua một quá trình được gọi là tế bào thần kinh trong vùng hải mã (hippocampal neurogenesis), nơi giúp não bộ thay thế các tế bào bị mất do bởi căng thẳng gây ra. Khi bạn đắm mình xuống nước, tâm trạng sẽ được cải thiện ngay khi tiếp xúc với nước mát lạnh, vứt bỏ đi sự mệt mỏi và buồn chán.

Một nghiên cứu gần đây của Tiến sĩ Howard Carter ở trường Đại học Tây Úc - trường học về Khoa học Thể thao giúp quan sát được não bộ của con người phản ứng trong suốt quá trình bơi lội. Nhóm nghiên cứu của các nhà khoa học, dẫn đầu bởi Carter, đã đưa ra giả thuyết rằng việc ngâm cơ thể trong nước đến gần tâm nhĩ phải sẽ làm tăng việc lưu thông máu trong não. Tâm nhĩ phải nằm ở phía trên cùng bên phải của tim và là một trong bốn khoang rỗng của tim. Tâm nhĩ phải nhận máu từ hai tĩnh mạch lớn: tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới. Nhiệm vụ của hai tĩnh mạch này là trả lại lượng máu đã cung cấp oxy đến các địa điểm khác nhau trong cơ thể; sau đó đưa máu trở về với lượng thấp khí oxy. Xoang vành là một tĩnh mạch nhỏ hơn trên thành tim, cũng truyền máu vào tâm nhĩ phải.

"Chúng tôi thấy rằng lưu lượng máu ở não bộ cao hơn khi các bộ phận trên cơ thể được ngâm trong nước với mực nước gần tim, so với khi cơ thể trên mặt đất - dựa trên các nghiên cứu cơ bản trong cuộc điều tra thêm về những ảnh hưởng của bơi lội đối với mạch máu não khỏe mạnh", tiến sĩ Howard Carter cho biết trong tạp chí The American Journal of Physiology.

Khi bơi lội giúp lưu thông máu trong não.

Trong khi những người tham gia nghiên cứu ngâm mình trong nước, lưu lượng máu truyền đến các động mạch máu não ở giữa tăng lên 14%, trong khi lưu lượng máu truyền đến động mạch não sau tăng 9%.

"Giống như việc tập thể dục trên đất liền, các hoạt động khác nhau trong nước, như thể dục nhịp điệu dưới nước và bơi lội, có tác dụng khác nhau về chức năng tim và lưu lượng máu não", Carter cho biết.

Bơi lội giúp cải thiện tâm trạng.

Ngoài ra, bơi lội giúp cải thiện tinh thần

  • Giúp ngăn chặn sự kích thích từ bên ngoài: Ngay khi ngâm mình xuống dưới nước, những âm thanh tác động từ bên ngoài đều có thể bị hạn chế đi. Bạn sẽ chỉ cảm thấy nước đang chạm vào da bạn. Lúc đó, bạn chỉ tập trung vào hơi thở, lặn xuống dưới đáy bể bơi và quan sát dòng nước di chuyển nhịp nhàng. Mọi thứ sẽ được đơn giản hóa khi bơi.
  • Là một cách tuyệt vời để luyện tập các động tác thể dục: Lướt nhẹ trong nước để tim của bạn được co bóp. Hơn nữa, nó còn rất tốt đối với cơ bắp và phổi của bạn, cũng như ít gây ảnh hưởng đến xương khớp. Khi chăm sóc cơ thể, cảm xúc hạnh phúc trong bạn được cải thiện rất nhiều. Bơi lội vài lần trong tuần là cách tốt nhất để luyện tập thể dục và cải thiện tâm trạng.
  • Giải phóng endorphins (chất dẫn truyền thần kinh trong não có tác dụng tạo cảm giác tích cực, cải thiện tâm trạng): Kế hoạch luyện tập bơi lội tốt giải phóng hợp chất cảm xúc tự nhiên được gọi là endorphins. Ngoài ra, nó có thể chuyển đổi lượng hormone căng thẳng vượt quá "chiến đấu hay biến mất" (fight-or-flight stress hormones) đến việc thư giãn cơ bắp. Sự phát triển tế bào não bộ mới được tăng cường, thúc đẩy như một kết quả giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.
Cập nhật: 20/10/2016 Theo Nga Bui (quantrimang)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video