Bom bọ cạp và vũ khí sinh học chết người

Nhà nước Hồi giáo (IS) đang sử dụng bom bọ cạp để đánh đòn tâm lý khiến người dân hoảng loạn. Trong lịch sử, nhiều loại bom sinh học được dùng gây chết chóc cho con người.


IS đã triển khai nhiều loại vũ khí tại Iraq và Syria. Mới đây, chúng dùng vũ khí cổ điển mà người dân Iraq đã sử dụng để chống lại Hoàng đế của Đế quốc La Mã Lucius Septimius Severus từ năm 198 – 199: bom bọ cạp. Chúng nhét bọ cạp sống vào các thùng. Khi chúng cho nổ các thiết bị này, bọ cạp sẽ bung ra, bò khắp nơi để gây sợ hãi, hoang mang cho người dân. Năm 198, người dân Iraq đã nhét bọ cạp sống vào trong các lọ bằng gốm và ném chúng vào quân đội La Mã đang hành quân ở pháo đài của thành phố Hatra. Bằng loại “vũ khí sống” này, Iraq đã đuổi được quân của Hoàng đế Septimius Severus sau khi quân đội La Mã bao vây thành phố 20 ngày. Bom bọ cạp tuy không gây chết người hàng loạt nhưng tạo “hiệu ứng tâm lý” khủng khiếp. Nó khiến người dân “ăn không ngon, ngủ không yên” vì lo sợ. (Ảnh: Flickr).


Mùa hè năm 1763 trong cuộc chiến tranh Pháp và người Da đỏ, quân đội Anh đã rải chăn nhiễm virus đậu mùa tới vùng những người dân bản địa da đỏ sinh sống và gây dịch bệnh. Rất nhiều người đã chết trong đại dịch này. Đậu mùa là một bệnh do virus gây ra. Bệnh lây qua hắt hơi, tiếp xúc khiến người bệnh sốt, khó chịu, đau đầu, đôi khi nôn mửa. Hai đến 4 ngày sau, chứng phát ban có thể phát triển trong miệng, cổ họng và lở loét trên da. Trong khoảng một hoặc hai tuần, các nốt mụn mưng mủ. Khi mụn cuối cùng biến mất, bệnh nhân không còn nhiễm bệnh nữa. 30 – 50% người mắc bệnh tử vong. (Ảnh: Getty).


Năm 2001, một số bức thư chứa bào tử bệnh than được chuyển tới một số cơ quan truyền thông và văn phòng của hai thượng nghị sĩ Mỹ khiến 5 người chết và 22 người nhiễm bệnh. Bệnh than lây bằng bào tử và bào tử có thể tồn tại ở nhiều môi trường trong thời gian dài. Ba cách lây nhiễm bệnh than là hít phải bào tử, ăn thịt nhiễm bệnh hoặc bào tử dính vào vết thương trên da. Khi các vi khuẩn nhân lên trong một người, chúng phóng độc tố vào máu và mô gây sưng và giết chết tế bào. (Ảnh: Getty).


Năm 1347, Mông Cổ đã bao vây thành phố Kaffa trên bán đảo Crimea và ném thi thể người chết nhiễm bệnh dịch hạch vào trong thành khiến rất nhiều người bị lây bệnh. Bệnh hạch lây truyền qua bọ chét làm cho vi khuẩn nảy nở trong cổ họng bệnh nhân. Các triệu chứng xuất hiện trong 2 - 6 ngày. (Ảnh: Getty).


Các loại mầm bệnh tấn công vụ mùa cũng là vũ khí sinh học đáng sợ, đánh vào lương thực, thực phẩm của con người. Cắt nguồn lương thực của kẻ thù vốn là một chiến lược quân sự được sử dụng nhiều lần trong lịch sử. Nếu binh sĩ, người dân thiếu lương thực, quân sẽ yếu, hoang mang và thậm chí có thể tử vong. (Ảnh: Getty).

Cập nhật: 09/01/2020 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video