"Sự kiện tuyệt chủng hàng loạt lần thứ sáu" đã bắt đầu, tồi tệ hơn dự báo

Sự kiện tuyệt chủng hàng loạt của động vật trên toàn cầu đang bắt đầu diễn ra và tồi tệ hơn dự báo ban đầu, theo một nghiên cứu gần đây.

Các nhà khoa học đã ghi lại 5 sự kiện tuyệt chủng hàng loạt lớn trong lịch sử hình thành và phát triển của Trái Đất. Tại đó, ít nhất 3/4 sự sống đã tuyệt chủng

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, thời kỳ tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6 đang diễn ra, hoặc đã ở rất gần. Họ mô tả đây là giai đoạn chứng kiến "sự hủy diệt sinh học" "sự tàn phá cây sự sống" trong các nghiên cứu khoa học.

Theo GS. Anthony Barnosky tại Đại học California, chúng ta đang chứng kiến cuộc tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6 trong thời gian thực.

Đó là vì các loài hiện nay đang tuyệt chủng nhanh hơn từ 100 đến 1.000 lần so với tốc độ tuyệt chủng thông thường, được tính toán dựa trên thời điểm các loài tiến hóa và tuyệt chủng trong hồ sơ hóa thạch.

"Tôi cho rằng tỷ lệ này sẽ còn tăng lên khi chúng ta có nhiều hành động đe dọa Trái Đất hơn nữa", GS. Anthony Barnosky cho biết.

GS. Barnosky lưu ý rằng tốc độ tuyệt chủng của giống loài phản ánh sự suy giảm nhanh chóng của quần thể đó, và không cần tính đến thời điểm cá thể cuối cùng biến mất.


48% quần thể động vật đang bị thu hẹp, theo nghiên cứu mới đây - (Ảnh: THE SCIENTIST).

48% quần thể động vật đang bị thu hẹp

Theo Bảo tàng Lịch sử tự nhiên của Mỹ, một sự kiện tuyệt chủng hàng loạt thường được định nghĩa là thế giới mất đi 75% số loài trong một khoảng thời gian địa chất ngắn - dưới 2,8 triệu năm.

Nghiên cứu trước đây xác định rằng tốc độ tuyệt chủng hiện tại đã cao hơn từ 1.000 - 10.000 lần (tùy loài) so với tốc độ tuyệt chủng “nền tảng”. Điều này khiến một số nhà khoa học lập luận rằng sự sống trên Trái đất đã bước vào "sự kiện tuyệt chủng hàng loạt lần thứ sáu".

Việc đánh giá tình trạng bảo tồn của một loài dựa trên các đánh giá do Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) ban hành. Trong số lượng quần thể và nguy cơ tuyệt chủng của hơn 150.300 loài do IUCN đánh giá, 28% được coi là đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng và khoảng 1% đã bị tuyên bố tuyệt chủng.

Theo phân tích của nhóm nghiên cứu, 49% quần thể động vật ổn định, nhưng 48% quần thể đang bị thu hẹp, trong khi chỉ 3% có quần thể đang gia tăng.

Họ cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy 33% các loài hiện được phân loại là "không bị đe dọa" trong Sách đỏ của IUCN lại đang thực sự có xu hướng tuyệt chủng.

Tuyệt chủng lần thứ 6 do con người

Đặc biệt, khi so sánh với 5 sự kiện tuyệt chủng hàng loạt trước đây, các nhà nghiên cứu nhận thấy đây là sự kiện tuyệt chủng hàng loạt đầu tiên "do hành động của chỉ một loài", đó là con người.

Trên toàn cầu, nhiều loài đang suy giảm do nhiều hoạt động phá hoại của con người. Đặc biệt là mất môi trường sống, chia cắt và suy thoái, sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các hóa chất khác, và tác động của các loài xâm lấn. Chúng trầm trọng hơn nguyên nhân biến đổi khí hậu.

Phát hiện của các nhà nghiên cứu củng cố cảnh báo rằng đa dạng sinh học đang trên "bờ vực của một cuộc khủng hoảng tuyệt chủng”, đặc biệt là khi toàn bộ hệ sinh thái bị phá hủy và sụp đổ.

Hiện tại, 40% diện tích đất trên Trái đất đã được thay đổi đặc biệt để sản xuất lương thực cho dân số ngày càng tăng.

Chỉ riêng ngành nông nghiệp toàn cầu đã tiêu thụ hết 70% lượng nước ngọt trên bề mặt Trái đất, và sử dụng khoảng 90% đất rừng bị phá.

Các mối quan hệ đan xen giữa nhu cầu thực phẩm của con người, biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học đang gây áp lực to lớn lên hành tinh của chúng ta.

Cập nhật: 16/04/2024 Tuổi Trẻ/Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video